thường và tự nhiên của bạn và ghi âm lại trong vòng một phút.
Bước 2: Lắng nghe đoạn ghi âm đó, để ý đến những chỗ bạn thay đổi
cung giọng. Bạn đọc bài báo đó với chỉ một cung giọng duy nhất, không có
lên xuống gì? Bạn thấy giọng đọc ấy có gợi lên được cảm xúc gì hay
không?
Bước 3: Hãy ghi âm lại lần thứ hai, nhưng lần này hãy đọc với chủ ý
trong đầu là nhắm đến việc làm cho người nghe cảm thấy phấn khích. Hãy
đọc như thể bạn đang đọc một câu chuyện cổ tích hay nhất mọi thời đại cho
một đứa nhỏ nghe vậy.
Bước 4: Nghe lại đoạn ghi âm đó. Bạn có nhận thấy rằng lần này cung
giọng của bạn đã thay đổi chút nào đó khác với lần đọc đầu tiên hay không?
Bước 5: Đọc lại đoạn đó và ghi âm lần nữa. Lúc này, hãy thử đọc với
một cung giọng nào đó khác với cung giọng lần đầu (kiểu đều đều) và cung
giọng lần thứ hai (kiểu đọc truyện cổ tích).
Bước 6: Nghe lại đoạn ghi âm sau cùng này và để ý đến cung giọng của
bạn. Hãy lắng nghe giọng của bạn trong đoạn ghi âm này có đa dạng và tạo
cảm xúc nhiều hơn các lần trước không?
Kiểm soát và đa dạng hóa tốc độ nói
Ở đây, nhịp độ, hay tốc độ, muốn nói đến mức độ nhanh hay chậm trong
lúc bạn nói. Theo một số cuộc nghiên cứu, tốc độ nói trung bình của đa
phần diễn giả nằm ở mức 150-160 chữ một phút. Nhiều nhà xuất bản cũng
lấy tốc độ đó làm tiêu chuẩn cho các cuốn sách nói của mình. Có vẻ như tốc
độ đó là vừa phải để người nói phát âm rõ chữ và người nghe nghe được rõ
tiếng. Cũng theo các nghiên cứu, tốc độ như thế là nhanh vừa đủ để người
nghe không cảm thấy buồn ngủ, nhưng cũng không quá nhanh để rồi họ
không tập trung nghe kịp.
Có một cách dễ dàng giúp bạn xác định được tốc độ nói của bạn. Dùng
chương trình Microsoft Word, bạn hãy mở một tập tin văn bản lên. Tiếp đó,
dùng đồng hồ bấm giờ, bạn bắt đầu đọc to một đoạn
“thử nghiệm” trong văn bản kia, trong khoảng thời gian một phút. Cố
gắng giữ tốc độ đọc bình thường như lúc bạn đang nói chuyện thường ngày
vậy. Rồi bạn xem thử trong sáu mươi giây vừa rồi, bạn đọc được từ đâu đến