Một câu chuyện hài hước, trước khi được kể ra, luôn được biên tập, chỉnh
sửa đến từng câu từng chữ, gọt bỏ những gì thừa thãi, tránh những chi tiết
rườm rà làm người nghe phân tán sự tập trung.
Hãy đặt thời gian cho câu chuyện của bạn. Đừng kể câu chuyện ba phút
trong khi bài nói của bạn chỉ vỏn vẹn có bảy phút.
Khi cả khán phòng bắt đầu cười to, bạn hãy ngưng kể vài giây. Nhưng
đừng đợi đến lúc cả khán phòng yên lặng trở lại rồi mới kể tiếp.
Steve Jobs là người biết cách biến những buổi thuyết trình của ông thành
những show diễn trên sân khấu mà ông là diễn viên chính. Trong buổi giới
thiệu chiếc iPad đầu tiên vào năm 2010, ông đã dẫn dụ câu chuyện bằng
cách đưa ra câu hỏi:
“Hiện tại chúng ta đang sử dụng điện thoại, chúng ta có máy tính xách
tay, vậy sản phẩm nào sẽ lấp khoảng trống giữa 2 thiết bị này? Sản phẩm
nào giúp chúng ta lướt Web, kiểm tra email, xem hình ảnh, nghe nhạc, chơi
game và đọc sách điện tử? Liệu đó có có phải là Macbook không? Không,
vấn đề là Macbook không tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào. Nó chậm, chất
lượng hình ảnh thấp và sử dụng phầm mềm của PC. Nó không tốt hơn, nó
chỉ rẻ hơn mà thôi. Chúng tôi không nghĩ đó là thiết bị thứ 3. Và chúng tôi
đã tạo ra sản phẩm đáp ứng điều đó. Hôm nay tôi muốn giới thiệu với các
bạn, ngay bây giờ, iPad.”
Những tràng vỗ tay, những tiếng cười sản khoái từ khán giả đã chứng
minh bài thuyết trình của ông mang lại nhiều bất ngờ, hứng thú, mạnh mẽ
và ấn tượng.
Bí quyết chọn và kể truyện cười
Có vài lý do tuyệt vời để bạn thử đưa sự hài hước vào trong bài thuyết
trình của mình.
Trước hết, bạn sẽ lôi cuốn được khán giả, vì các câu chuyện cười hay các
câu nói vui bao giờ cũng làm cho người ta chăm chú lắng nghe.
Kế đến, trong cả buổi thuyết trình, khán giả cần có thời gian giải lao đầu
óc, để hít thở và mỉm cười, đặc biệt khi bạn đang trình bày một đề tài quan