hay bức vẽ vui nhộn, có thể gây cười, nhằm tạo ra một chút không khí sinh
động và hương vị đậm đà cho bài nói của bạn.
Ðừng làm loạn lên
Đừng bao giờ tìm cách gò ép sự hài hước trong mọi câu nói của bạn. Sự
hài hước phải được dùng sao cho đúng thời điểm thì mới có hiệu quả, nếu
không, bạn sẽ để nó “tự tung tự tác” mà giày đạp nát cả bài thuyết trình của
mình.
Mục đích bài thuyết trình của bạn sẽ quyết định liều lượng hài hước bạn
muốn trộn vào. Chẳng hạn, nếu bạn đang hướng dẫn làm món bánh mì
nướng, thì nhiệm vụ chính là hướng dẫn cách làm món này, rồi lâu lâu thêm
vào vài câu đùa để giải trí, các câu nói hài hước hoặc gây cười.
Rồi thí dụ sau khi trình bày một thông điệp quan trọng, phức tạp, khiến
ai nấy đều cảm thấy nặng đầu, nếu bạn muốn không khí nhẹ nhàng hơn, thì
chỉ cần chêm vào một lời nói vui hay một câu chuyện giải trí ngắn gọn để
giúp người nghe thư giãn.
Cẩn thận suy xét người nghe
Bạn chỉ nên nói những gì hài hước thích hợp với người nghe. Hãy
nghiên cứu khán giả, để rồi biết cách dùng sự hài hước cho phù hợp. Những
câu bạn nói từng khiến người nông dân phải bật cười, lại có thể trở thành
nguyên nhân khiến bạn sượng mặt, thất bại trước những trí thức.
Vì thế, để dùng sự hài hước cho thích hợp, bạn phải hiểu rõ về họ và cẩn
thận chọn lựa những gì phù hợp với họ.
Kỹ lưỡng phân tích những câu chuyện hài hước
Hãy thẳng tay loại bỏ những gì hài hước, gây cười có liên quan đến giới
tính, dân tộc hay chủng tộc. Đừng bao giờ dùng những câu chuyện hài hước
công kích trong bài nói của mình. Nghe những câu chuyện cười hay câu đùa
kiểu ấy, đương nhiên sẽ có một số khán giả bật cười, nhưng có thể những
người khác cảm thấy bị xúc phạm và họ lấy làm phiền, phật ý với bạn.
Thực hành
Hãy lưu ý thời điểm và cách nói sự hài hước. Hai điều này cũng quan
trọng không kém gì nội dung bài nói của bạn. Các yếu tố như việc ngưng
nói, tốc độc nói, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, giọng điệu,... đều rất quan trọng.