xe, thậm chí trong những quán xá yên tĩnh,… Cụm từ “ăn to nói lớn” có thể
vì đó mà xuất hiện phổ biến chăng?
Kiểu thỏ đế cuộn mình. Một giọng nói nhỏ nhẹ đến mức ẻo lả, nghe âm
thanh ra chiều “thổn thức,” chữ này nuốt lấy chữ kia, hoặc dường như có
thể hết hơi bất kỳ lúc nào, có thể là dấu hiệu cho thấy người nói có lòng tự
trọng rất thấp và cảm thấy nhiều nỗi bất an trong lòng. Kiểu người này có
vẻ rất ít tự tin và luôn cảm thấy rụt rè, nhút nhát trong việc thể hiện bản
thân mình. Có thể những người này cảm thấy những gì mình nói chẳng có
gì hay ho, quan trọng, nên thôi, họ quyết định thì thào cho chắc ăn.
Kiểu đua xe bằng miệng. Kiểu nói với tốc độ nhanh quá mức có thể cho
thấy người nói đang cảm thấy lo lắng, bất an trong lòng, hoặc hấp tấp, nông
nổi, thiếu kiên trì. Việc nói nhanh như thế đã đánh mất đi tầm quan trọng
của những gì được nói ra. Và thường thì có lắng nghe cách mấy, bạn cũng
khó lòng hiểu được những gì người này đang nói. Lúc bạn đề nghị họ lặp
lại điều họ đã nói, họ thường có xu hướng muốn nổi khùng với bạn; và khi
đó, họ lại càng nói nhanh hơn, làm cho bạn phải bảo họ nhắc lại tiếp, rồi
cuối cùng đôi bên đều cảm thấy nản lòng mà sự việc chẳng đi đến đâu.
Hãy nghĩ về những người bạn biết có những nét tính cách ở trên, rồi thử
nghe lại giọng nói của họ, bạn sẽ thấy, phần lớn những mô tả ở trên phù hợp
chính xác với đặc điểm tính cách của họ.
Bạn cũng đừng quên lắng nghe giọng nói của chính mình, vì chính giọng
nói của bạn sẽ tạo ra một hình ảnh tương ứng trong mắt người khác bất kể
bề ngoài của bạn thế nào. Hãy đảm bảo rằng bạn không rơi vào bất kỳ kiểu
nào trong những kiểu được kể trên. Nhưng nếu chẳng may giọng của bạn
vốn chưa hay như mong muốn thì cũng không có gì phải lo lắng quá nhiều,
vì bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và thay đổi tích cực hơn.
Hình ảnh bản thân qua ngôn ngữ cơ thể
Cơ thể mở
Đầu hơi ngẩng lên, cánh tay mở ra – động tác mời gọi khán giả lắng