BÍ QUYẾT TRÌNH BÀY TỪ CÁC CHUYÊN GIA - Trang 54

ứng được nguyện vọng của họ, thì mục đích bài thuyết trình của bạn có
cũng như không.

Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi mình: “Tôi muốn người nghe biết gì

và làm gì?” “Tôi muốn họ suy nghĩ hay cảm giác thế nào sau khi tôi kết
thúc bài nói của mình?”

Một khi đã nắm rõ mục đích bài thuyết trình, thì việc soạn nội dung, cấu

trúc, chọn lọc những ý tưởng, dữ kiện, con số, hình ảnh, câu chuyện,... để
đưa vào bài thuyết trình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Không đặt mình vào vị trí người nghe

Khi thuyết trình cần nhớ rằng người nghe thường không biết về kiến

thức uyên bác của bạn về một chủ đề nào đó. Rõ ràng là họ không ở vị trí
giống như bạn

– họ không có hàng năm trời học tập nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Những kiến thức bác học mà bạn đưa ra hoàn toàn xa lạ với họ. Vì vậy bạn
cần biết được người nghe muốn gì và tìm ra cách thu hút họ. Hãy từng bước
đưa họ khám phá chân trời kiến thức thú vị, có như vậy họ mới hiểu và
ngấm được những ý quan trọng mà bạn đem đến.

Mỗi khán giả đều có một khả năng đón nhận và mong muốn khác nhau.

Và nếu phải nói cùng một chủ đề cho các nhóm người nghe khác nhau, bạn
phải tìm cách biến đổi và thích ứng sao đó cho thích hợp.

Bên cạnh đó, đừng nói những lời cầu kỳ khiến người nghe phải đau đầu

mới hiểu được vì như thế họ sẽ khó lòng đón nhận những gì bạn nói, nhưng
bạn cũng không nên nói ra những lời quá đơn giản khiến họ có cảm giác
quá bình thường, thấy rằng bạn không có gì nổi trội, đặc sắc.

Không thể hiện sự tôn trọng người nghe

Tôi đã từng chứng kiến nhiều vị diễn giả nhận được ánh nhìn thiếu thiện

cảm từ người nghe bởi họ đưa ra quan điểm khinh thị và chỉ trích một số
thái độ và suy nghĩ thông thường. Chẳng hạn như, nếu bạn đang thuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.