ở vùng đã xoa bóp, để tế bào ổn định.
Thời gian khởi động xoa bóp thư giãn hay chữa bệnh đều đi theo thứ tự nhẹ nhàng đến tăng
dần nhịp độ và mức độ. Mỗi lần xoa lâu nhất 20-25 phút, nhưng ngắn quá (dưới 15 phút) sẽ
không hiệu quả. Theo Bí quyết kiện lực thọ khang của Hội liên hiệp Đông Y Sư Hoa Nam và
Nam Kinh, để tự luyện tập kiện toàn nhân lực và sống khỏe, mỗi ngày cần nên xoa bóp đều các
huyệt đạo thuộc 10 vị trí trên cơ thể. Vị trí cụ thể là mặt, mắt, tai, mũi, miệng, cổ (trước và
sau), ngực (kinh mạch tiếp cận phổi), tay (lòng bàn tay, mu bàn tay và các ngón), thắt lưng
(sau lưng giữa 2 nuột lưng) và chân (gan lòng bàn chân, đầu các ngón và khớp gối).
Để việc xoa bóp dưỡng sinh đạt kết quả như ý, trong mọi độ tuổi, cần tránh áp dụng cách xoa
bóp không đúng phương pháp và không đúng trình tự huyệt đạo dễ dẫn đến lợi bất cập hại.
Nguyên nhân là, việc xoa bóp sẽ tác dụng trực tiếp lên huyệt đạo, giúp làm giãn cơ bị co cứng,
giãn mạch máu chống viêm, giảm phù nề, mang oxy tới tế bào, giải phóng các chất thải, cặn bã
trong máu. Cuối cùng là thư giãn, giúp cơ thể hưng phấn. Nhờ các huyệt bị tác động, giúp vận
hành kinh mạch máu lưu thông điều hòa.
• Các bước tiến hành 10 vị trí xoa bóp:
— Mắt (thị giác) các huyệt xung quanh mắt: tinh minh huyệt, tu túc không và đồng tử giao.
— Tai (thính giác, nhưng liên hệ đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể) có đến 10 huyệt, xoa
hai tay nóng bịt lên 2 tai, chà xát mạnh.
— Mũi (khứu giác) gồm các huyệt tiểu nghinh hương, tỷ thông và nghinh hương, xoa 2 bên
mép mũi từ trên xuống và ngược lên tới khóe mắt.
— Miệng gồm môi, răng: huyệt thừa hương, hòa giao (dùng 2 ngón giữa và trỏ xoa qua lại 2
môi).
— Mặt: nhiều huyệt đạo ở hai bên má gồm thừa khấp, tứ môn, thần giao, quan giao, địa thực,
và đại nghinh. Cần miết mạnh đầu ngón tay từ mép sóng mũi đến mép tay.
— Cổ: có đến 12 kinh mạch, các huyệt hệ trọng là đảm kinh, thủ thiếu dương, bàng quang
kinh, tam tiêu kinh, túc thái dương.
— Ngực: xoa nguyên bàn tay từ vú xuống bụng dưới, theo vòng tròn. Giúp phổi, gan, thận, dạ
dày, ruột vận hành, thông khí.
— Tay: ma sát hai lòng bàn tay thật nóng, vuốt ra các ngón, vào tận khuỷu tay.
— Thắt lưng: có nhiều huyệt đạo thần kinh, quan trọng là mạng môn, dương quan, luyến khu.
— Chân: có huyệt túc lâm lư cách nắp xương đầu gối 25 cm và xương bánh chè gối, đây là
xuất xứ đau khớp xương, cần xoa bóp kỹ.
Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng
Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều
thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo
dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết
đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ".
• Bí quyết 2.500 năm
Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải
huyền" của Peter Kelder.
Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và đại tá Bradford, một cựu quân