Bác sĩ Trọng Đào Hằng đã có lần nói rằng: Rất nhiều người chết không phải vì bệnh nặng mà
chết vì sự thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khoẻ.
Có một trường hợp là: Có một bệnh nhân mắc bệnh tim, bác sĩ yêu cầu phải tránh nóng vội,
không được dùng sức một cách đột ngột. Về nhà cần bê dọn sách, nếu mỗi lần bê dăm ba cuốn
thì chẳng sao, nhưng ông ta bê từng bó hàng chục cuốn, quá sức tim ngừng đập, nhờ kịp thời
làm hô hấp nhân tạo nên tim mới đập trở lại, nhưng não thì đã bị chết vì thiếu máu nên nhiều
chức năng không hoạt động trở lại nữa, biến thành người "thực vật'?
Có một người khác mua một xe củi để ở tầng 1 rồi tự chuyển lên tầng 3. Nếu chuyển nhẹ 5, 3
cây một lần thì không sao, đằng này muốn nhanh vác một lúc 20, 30kg nên bị trụy tim phải đưa
vào bệnh viện cấp cứu. Để cứu sống mạng người bác sĩ yêu cầu tiêm thuốc biệt dược trợ tim
mạch, mỗi mũi tiêm 2.000 USD, nhờ thuốc tốt nên tim và mạch máu hoạt động trở lại, phải
điều trị tốt cho khỏi. Đến khi ra viện phải thanh toán viện phí hết 8.000 USD.
Còn 3 cái 1/2 giờ là gì? Tức là sáng ngủ dậy đi bộ hoặc tập thái cực quyền dưỡng sinh 1/2 giờ,
buổi trưa nằm ngủ 1/2 giờ, đến bữa tối lại dành 1/2 giờ đi bộ nhẹ nhàng để có một giấc ngủ
ngon.
Có người cho rằng bây giờ khoa học kỹ thuật cao siêu bị bệnh gì cũng có thuốc chữa khỏi. Xin
nói rằng muốn chữa bệnh phải tốn nhiều tiền vô kể. Y học hiện đại chỉ có thể phục vụ chữa
bệnh nặng cho một số rất ít người, còn đối với số đông thì dùng biện pháp dự phòng là chủ
yếu. Thí dụ, muốn khống chế bệnh cao huyết áp, cách tốt nhất là mỗi ngày uống một viên thuốc
hạ áp do bác sĩ chỉ định để giảm lượng máu tràn dần vào não. Nếu một khi máu từ từ tràn ngập
não thì vô cùng phức tạp, phải hết sức khó khăn mới mở sọ não rút được máu ra, đồng thời
phải chấp nhận hậu quả bán thân bất toại suốt đời.
Phương pháp phòng ngừa này chẳng khó khăn gì cả mà đã làm cho nhiều người khỏi chết,
giảm được rất nhiều sự cố bất ngờ. Cho nên có thể kết luận rằng thuốc men và thiết bị y tế hiện
đại không bằng phòng bệnh. Người cao tuổi càng phải coi trọng phòng bệnh là chính.
Đến đây cần nói một điều quan trọng, tức là vấn đề quan niệm. Quan niệm cần phải được
chuyển biến. Chúng ta nhận thức một cách đầy đủ rằng bây giờ có nhiều loại bệnh xét đến cùng
là do phương thức sinh hoạt không văn minh tạo ra, nếu như chúng ta kiên trì lối sống văn
minh thì có thể không mắc bệnh, ít mắc bệnh.
Khái quát lại chỉ có một câu, 16 chữ " Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc, bớt rượu,
cân bằng tâm trạng". Với câu 16 chữ này có thể làm giảm 55% người mắc bệnh cao huyết áp,
xuất huyết não, giảm 75% bệnh nhồi máu cơ tim, 50% bệnh tháo đường, 1/3 bệnh ung thư và
bình quân kéo dài tuổi thọ 10 năm trở lên mà không phải tốn thêm bao nhiêu tiền, do đó cách
giữ gìn sức khỏe hàng ngày thực đơn giản mà hiệu quả thì vô cùng to lớn.
Vì sao nói quan niệm phải chuyển biến? Năm 1981 tôi sang Mỹ, chuyên nghiên cứu y học dự
phòng do giáo sư Stamny hướng dẫn. Năm 1983 ông dẫn tôi đến tham quan và dự hội nghị tại
Công ty Điện lực phía tây Chicago nước Mỹ. Lúc cùng ngồi ăn trưa, ông chủ Công ty nói là hôm
nay trong hội nghị chúng tôi có trao tặng thưởng cho tất cả những ai trong Công ty từ 55 đến
65 tuổi, đang làm việc hay đã về hưu mà trong 10 năm qua không bị bệnh lần nào. Mỗi người
được thưởng 1 chiếc áo sơ mi dài tay, một cái vợt đánh bóng tennis và một phong bì lãnh tiền
thưởng. Đây chẳng qua chỉ là phần thưởng tượng trưng nhưng tất cả mọi người đều vỗ tay
hoan hô nhiệt liệt. Lúc về tôi nghĩ lại thấy nhà tư bản Mỹ thật là khôn ngoan quá! 10 năm công
nhân viên chức không bị đau ốm đã khiến họ tiết kiệm được mấy chục triệu tiền thuốc men,
viện phí, còn phần mà họ chi tặng chẳng đáng là bao! Nhớ lại buổi tham quan càng không lấy gì
làm lạ là công ty này có nào là bể bơi hiện đại, nhà tập thể thao đồ sộ, sân bóng tennis và 4, 5