Đen là gì? Đó là mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), . Người Mỹ rất đề cao giá trị phòng bệnh người
già của mộc nhĩ. Họ đã phát hiện một cách ngẫu nhiên qua việc ăn món ăn mộc nhĩ trong cửa
hàng của Hoa kiều ở Mỹ. Người ta đã khẳng định qua các công trình nghiên cứu khoa học rằng
ăn mộc nhĩ làm giảm được độ dính của máu. Do đó ngăn chặn được tắc mạch máu hoặc vỡ
mạch máu ở người cao huyết áp, hạn chế được tai biến nhồi máu cơ tim. Ở mức bình thường,
mộc nhĩ giúp cho máu lưu thông toàn thân và lên não đầy đủ hơn nên duy trì được trí nhớ tốt
hơn và vận hành tốt hơn cho các bộ phận, các giác quan của cơ thể. Ăn mộc nhĩ quả thực là rất
tốt, mỗi ngày ăn từ 5-10g, có thể dưới hình thức xào rau, nấu canh, đổ chả trứng...
Có một chủ khách sạn người Đài Loan rất giàu, bị bệnh nhồi máu cơ tim nặng, hầu hết các
mạch máu đều bị nghẽn. Bệnh viện chúng tôi đành gửi sang Mỹ để lắp mạch máu nhân tạo. Bác
sĩ Mỹ bảo rằng hiện nay có nhiều bệnh nhân đang xếp hàng, nên hẹn 1 tháng rưỡi sau sang
điều trị. Khi trở lại Mỹ, các bác sĩ kiểm tra, soi chụp nhiều lần rồi rất ngạc nhiên thông báo cho
bệnh nhân là "ông về đi”. Sau đó, chúng tôi hỏi khi ông đến thăm chúng tôi làm sao mà có kết
quả kỳ lạ như vậy? Ông nói là thời gian qua có dùng một đơn thuốc như sau: 10g mộc nhĩ đen,
50g thịt nạc, 3 lát gừng, 5 quả táo đen, đỏ và 6 chén nước rồi sắc như thuốc bắc cho đến lúc chỉ
còn 2 chén, thêm vào đó tí muối và tí mỳ chính rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần dùng liên tục
45 ngày. Chỉ có vậy thôi, đơn giản và hữu hiệu!
Tóm lại ăn mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), mỗi ngày 5-10g có tác dụng làm tan mỡ và cặn bã
trong máu làm cho máu lưu thông dễ dàng trong mạch, cho nên phòng và chữa được nhiều
bệnh nan y về tim mạch (người biên dịch thêm đậu đen, vừng đen, nếp cẩm tím, quả táo mầu
đen... cũng đều là những thức ăn bổ dưỡng mà người cao tuổi nên dùng thường xuyên rất có
lợi)
Về vấn đề "thức ăn thích hợp" được gói gọn trong mười chữ: một, hai, ba, bốn, năm, đỏ, vàng,
xanh, trắng, đen. Ta bàn đến đây xin tạm dừng.
Tiếp theo nói về hòn đá thứ hai của sức khỏe: "Vận động vừa sức”. Vận động cũng là yếu tố vô
cùng quan trọng của sức khỏe. Hypôcrat, tổ sư của nền y học cách đây hơn 2.400 năm đã nói
một câu được truyền cho đến hôm nay là “ánh nắng mặt trời, không khí, nước và sự vận động
là nguồn gốc của sự sống và của sức khỏe”. Ai muốn sống và sống khỏe mạnh đều không thể
thiếu 1 trong 4 thứ đó. Điều đó chứng tỏ rằng sự vận động cũng quan trọng như không khí, như
ánh nắng... Chúng ta đã biết rằng trên một sườn núi cổ của Hy Lạp - quê hương của phong trào
thể thao Olympic có thể khắc rất rõ nét 1 câu như sau: "Anh muốn khỏe mạnh, anh hãy chạy và
đi bộ, anh muốn thông minh, anh hãy chạy và đi bộ, anh muốn có hình dáng đẹp, hãy tập chạy
và đi bộ . Tức là rèn luyện bằng cách đi bộ có thể cho ta sức khỏe và hình dáng đẹp. Nói một
cách khác, đi bộ là phương pháp tập luyện sức khỏe tốt nhất đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là
đối với người cao tuổi. Tôi xin nhấn mạnh một khía cạnh, xơ cứng động mạch là hiện tượng
phổ biến ở người già nhưng nó không phải chỉ có một chiều mà là một quá trình biến hóa hai
chiều. Nghĩa là từ mềm biến cứng, đồng thời từ lúc đã cứng có thể biến trở lại mềm. Xét về mặt
triệu chứng thì xơ cứng động mạch từ nhẹ đến nặng rồi có thể từ nặng đến nhẹ, từ không đến
có bệnh và từ có bệnh đến khỏi bệnh, mặc dù không hoàn toàn như cũ. Khoa học tổng kết là đi
bộ là cách tập luyện tốt nhất làm cho động mạch biến từ cứng thành mềm, đồng thời làm giảm
lượng mỡ và các lượng mỡ trong máu. Các môn thể thao có thể gây nguy hiểm nếu vận động
quá sức, nhưng đi bộ chỉ tăng tải từ từ đến dễ khống chế, điều chỉnh. Vì vậy, đi bộ là môn luyện
tập thích hợp nhất cho người già, nhất là cho những ai mắc bệnh tim.
Vậy đi bộ thế nào là tốt nhất? Có thể nói gọn trong 3 chữ: 3, 5, 7.
Thế nào là 3? Là mỗi lần đi bộ phải trên 3 km, thời gian tập trên 30 phút.