chu, thịt xương cứng cáp; trí óc sáng suốt, nhậy cảm hơn, tâm thần thoải mái, yêu đời và làm
tình cũng tốt hơn. Tuổi Thọ sẽ cao hơn, để chiêm ngưỡng những thành qủa mà con cháu đạt
được với sự đóng góp công sức của mình.
Hãy sắp đặt một chương trình tập luyện thích hợp với tuổi, sức khoẻ, hoàn cảnh, điều kiện
của mình. Dành cho sự vận động một thì giờ ưu tiên và cố định trong ngày, coi sự vận động
như một nhu cầu chứ không phải để giải trí. Hãy tự lấy hẹn để vận động, rồi giữ hẹn đó như hẹn
đi bác sĩ, đi vay tiền ngân hàng và kiên nhẫn tiếp tục chương trình. Đừng sợ hãi sự tập dươt.
Hãy làm sao để sự tập dượt trở thành người bạn đồng hành, đồng chí của các cơ năng trong
người mình.
Sự bỏ đi không được dùng đến, sự sao lãng không chăm sóc, sự biếng nhác không vận động là
những nguyên nhân đưa tới hao mòn, bệnh tật của cơ thể. Câu nói "Use it or loose it" đáng để
ta ghi nhớ.
• Điều hòa ăn uống
Nói về điều hòa ăn uống thì ta thấy có ở cả trăm ngàn pho sách trong thư viện. Vì phép ăn
uống với thực phẩm dinh dưỡng là mối quan tâm lớn của con người. Nhất là ở các nước có nền
kinh tế kỹ nghệ cao.
Hỏi rằng có một công thức nấu ăn nào toàn hảo cho tuổi thọ trường sinh, thì câu trả lời là
không có. Nhưng những lời khuyên thực tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh
dưỡng cao và cân bằng.
Con người, nói chung, không giống các sinh vật khác ở chỗ là ta không phải di chuyển để lùng
kiếm thức ăn hay lo không kiếm đủ thức ăn. Mà ta lại có mối lo là làm sao không chỉ ngồi đó mà
ăn hoặc ăn quá nhiều. Tại nhiều quốc gia, thực phẩm quá dư, chỉ cần muốn ăn gì và có tiền là
xong. Nhưng ăn nhiều mà không vận động,tiêu dùng thì thật là nguy hiểm.
1 - Biết lựa thức ăn thích hợp.
Tại Hoa kỳ, năm 1990 một đạo luật liên hệ tới việc liệt kê phẩm chất, thành phần của thức ăn
đã được ban hành, mục đích là để giới tiêu thụ dễ chọn lựa thức ăn hợp với nhu cầu của mình.
Các quốc gia khác cũng đã làm theo. Những nhãn hiệu (Food label) đó không hoàn toàn đáng
tin cậy, nhưng ít nhất nó cũng có giá tri hướng dẫn. Ta nên coi kỹ nhãn hiệu phân tích này để
lựa thức ăn thích hợp vơi cơ thể của mình.
2 - Khi nào thì ăn?
Tất nhiên sẽ có câu trả lời: Thấy đói là tôi ăn. Vậy khi nào thì đói, đói bụng hay đói con mắt?
Lại nữa: ăn để sống hay sống để ăn?
Á Đông quan niệm để sống lâu chỉ nên ăn" ba phần đói, bẩy phần no", Để còn hơi thòm thèm,
sau này muốn ăn nữa.
Nhiều người phương Tây có thói quen: bữa sáng bữa trưa nhe, bữa tối thịnh soạn. Tiện đấy,
vì sáng dậy vội vã đi làm, chỉ đủ thì giờ để chiêu một ly cà phê. Trưa ngồi ở sở vừa làm việc vừa
nhai miếng bánh mì kẹp chả. Tối về rảnh rang, ta làm một bữa cơm rượu no nê, rồi lên giường
ngủ. Thế là cholesterol trong máu tăng cao, những tảng mỡ không mời mà ngang nhiên xâm
lấn vùng bụng, vùng hông.
Từ hơn ba chục năm trước, tại viện Đaị Học Chicago, Clarence Cohln đã chứng minh rằng
những người ăn một bữa no mỗi ngày thì cholesterol sẽ cao hơn ở những người nhâm nhi
nhiều lần trong ngày. Và đây cũng là lý do mà cholesterol ở nữ giới, lúc thiếu thời, thấp hơn ở
nam giới, vì quý bà hay ăn quà vặt. Còn quý ông thì nhồi nhét một bữa cho xong.