BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ - Trang 80

dương, nếu giữ được sự hòa hợp này thì cuộc sống kéo dài.

Quan niệm này đã và vẫn là căn bản cho Y thuật Trung Hoa cùng các nước chịu ảnh hưởng

văn hóa quốc gia này như Việt Nam, Triều Tiên. Lão cũng khuyên người ta phải tiết kiệm sinh
lực bằng vô vi, tập phép hô hấp để tăng dưỡng khí cho não bộ, ăn nhiều trái cây, kiêng rưọu,
thịt và sống cho phải đạo.

Câu chuyện người Luigi Cornaro, sanh năm 1470, sống cuộc đời phóng đãng hơn 30 năm.

Thầy thuốc nói nếu tiếp tục như vậy sẽ không qua được tuổi 50. Ông ta bèn thay đổi nếp sống,
tiết độ hơn và kết qủa là sống tới tuổi 103, để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm giá trị về bảo vệ
sức khỏe. Hai trăm năm sau, nhiều người đã áp dụng lối sống của Cornaro .

Triết gia Plato, thọ 81 tuổi, khuyên ta không được rượu chè say sưa, nhất là ở tuổi trung niên,

nếu muốn trường thọ.

Thủy tổ nền y học tây phương Hippocrates, sống tới 80 tuổi, nhắc nhở con người nên từ từ,

dung hòa ở mọi lãnh vực để giữ gìn nhựa sống. Nhất là từ khi đặt chân lên ngưỡng cửa 60.

Có người muốn kéo dài sự sống thì cũng có người quan niệm ngược lại. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là

lẽ thường của tạo hóa, hà cớ chi phải bận tâm quá đáng. Sự chết cũng tốt cho loài người. Tre
già măng mọc, đèn cạn dầu đèn tắt. Và đã hưởng hết lạc thú rồi thì cầu sống lâu làm gì?

• Trường sinh trong huyền thoại
Huyền thoại Hy lạp, Ấn độ, La mã ghi lại nhiều giai thoại trường sinh thần tiên.
Nàng Eos yêu Tithonus hết mình, muốn cùng chàng bên nhau mãi mãi. Nàng xin Thần lãnh

đạo Thiên Đường Zeus cho chàng được bất tử. Tithonus sống mãi, nhưng càng sống lâu càng
trở nên đau yếu, bệnh hoạn và phải nuôi trong phòng riêng. Eos trở nên buồn, vì nàng đã quên
không xin cho chàng vừa sống lâu vừa giữ được vẻ thanh xuân. Nàng đi kiếm người tình khác.

Người Ả Rập hay kể cho nhau nghe câu chuyện nhân vật quen thuộc El Khidr với Giếng Nước

Vĩnh Cửu: Một hôm tình cờ El Khidr rửa con cá khô trong giếng nước, con cá tự nhiên quẫy
động, sống lại. Không bỏ lỡ cơ hội, El Khidr nhẩy xuống giếng tắm và trở thành bất tử .

Hi Lạp xưa cũng có suối nước vĩnh cửu trong rừng Jupiter, mà, theo tục truyền, ai tắm nước

đó sẽ được phục hồi tuổi trai tráng và khỏe mạnh.

Trường sinh trong văn học, nghệ thuật.
• Văn nhân thi xưa nay cũng khao khát sự trường thọ
Thi sĩ Hy lạp Hesiod tả hình ảnh đầy hấp dẫn của giống người Golden Race, sống lành mạnh

tới cả trên trăm tuổi. Đến khi chết, họ ra đi một cách nhẹ nhàng, thoải mái như đi vào giấc ngủ
say.

Pindar thì tả cảnh thiên đường trường thọ của dân chúng trong một hải đảo giữa biển

Atlantic: sống cả ngàn năm trong hoan lạc, không biết gì đến đau yếu, bệnh tật.

Trong tiểu thuyết Lost Horizon xuất bản năm 1933, James Hilton tả cảnh sống thiên đường

của dân chúng ở vùng Shangri-La .

Trong sách Metamorphoses, thi sĩ La Mã Ovid kể lại chuyện vua Aeson của Hi Lạp được phục

hồi sức khỏe bằng cách chích vào tĩnh mạch một hỗn hợp điều chế từ máu cừu đực chưa thiến,
da rắn, thịt cú và rễ nhiều thảo mộc khác nhau .

• Trường sinh với các nhà thám hiểm
Nhiều nhà thám hiểm cũng đã giương cờ đi khắp năm châu bốn bể để tìm thuốc trường sinh.
Juan Ponce de Leon, người Tây Ban Nha, đã lên đường thám hiểm Tân Thế Giới với hy vọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.