9. GIẢI QUYẾT NHANH, XỬ LÝ
GỌN
Sự trì hoãn giống như một tấm thẻ tín dụng: mọi chuyện khá thú
vị cho tới khi bạn nhận được hóa đơn thanh toán.
- Christopher Parker
Không có bất kỳ lời biện hộ thỏa đáng nào cho câu nói “Để mai
tính”. Sự trì hoãn vốn không phải là cách xử lý tình huống thông
minh, ngược lại, nó chứng tỏ sự yếu kém trong việc quản lý thời gian
của bạn. Hãy nghiêm khắc, dứt khoát với bản thân, đơn giản nhất là
qua cách giải quyết nhanh gọn công việc “ngay và luôn”.
Kiến thức cũng giống như một cuộn len mà bạn vẫn tin rằng vài
nút thắt lỗi chẳng ảnh hưởng gì tới chiếc áo đan dở. Nhưng mỗi ngày
tích lại một chút, dần dà mọi thứ sẽ rối tung lên, thậm chí đến mức
không thể kiểm soát nổi. Trong học tập cũng vậy, mỗi ngày để lại vài
điều khó hiểu không giải quyết sẽ trực tiếp cản trở quá trình học và ôn
thi của bạn. Thử tưởng tượng đang làm một bài tổng hợp môn Toán
cao cấp cuối kỳ, bạn đột nhiên “chết đứng” trước công thức mà bạn
đã từng tặc lưỡi bảo “sẽ nghiên cứu sau”. Thế là bạn phải lục tung
giáo trình và sách tham khảo và mất rất nhiều thời gian cho cái lẽ ra
đã biết rồi. Xong đâu đấy, quay trở lại bài toán dang dở, bạn bắt đầu
“tẩu hỏa nhập ma” khi phải giải quyết cái-lẽ-ra-đã biết tiếp theo.
Vậy nên, đừng để dành việc đến lúc ôn tập, mà hãy áp dụng ngay
phương pháp “hiểu tận gốc” từ khi bắt đầu môn học hay kỳ học. Luôn
mang theo bên mình một cuốn sổ nhỏ và ghi lại toàn bộ những thắc
mắc, công thức hay khái niệm bạn còn chưa hiểu, hay đơn giản là
đánh dấu ngay vào giáo trình. Bạn có thể đề nghị thầy cô giáo giảng lại
sau giờ học, nhưng cũng nên thử tự tìm tòi, suy nghĩ thêm để nhớ lâu
và hiểu rõ hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn không còn thắc mắc gì về nó
nữa trước khi chuyển sang phần kế tiếp.
Trong trường hợp vấn đề quá khó, quá phức tạp, hay bạn đang