BÍ QUYẾT VƯỢT QUA KỲ THI MỘT CÁCH HOÀN HẢO - Trang 39

17. LẬP KẾ HOẠCH

Chỉ đặt một mục tiêu duy nhất cho cả một quãng đường dài là

chưa đủ. Với mỗi chặng đường, bạn phải có mục tiêu riêng cần đạt

được.

- Johann Wolfgang von Goethe

Trong giai đoạn nước rút này, tâm trạng yếm thế cũng nguy hiểm

chẳng kém gì sự chủ quan. Ngay cả khi học hành không có gì nổi bật,
thậm chí “hụt hơi” so với bạn bè trên lớp, thì cũng không có nghĩa
bạn không thể có một kỳ thi tốt, bởi thành công vẫn đến với những
người chăm chỉ, lạc quan nếu họ có chiến lược ôn tập phù hợp.

Hãy hít thật sâu, thở ra nhẹ nhàng và tự tìm cho mình những dấu

hiệu khả quan, như lần bạn hoàn thành bài luận trước hạn nộp hay
giành điểm cao trong bài tập nhóm, bạn sẽ tìm thấy sự tự tin và động
lực cho mục tiêu giành kết quả cao.

Một bản kế hoạch ôn thi chính là lựa chọn tốt nhất cho kỳ thi.

Mỗi môn học lại có đặc trưng riêng: các môn tính toán chú trọng
nhiều đến phần bài tập ứng dụng, trong khi những môn như Triết học
lại đề cao phần lý thuyết. Bạn cần lưu ý tới giới hạn kiến thức, quãng
thời gian ôn thi, độ khó của môn học, các phương pháp ôn thi, thời
gian nghỉ ngơi… Có thể viết thời gian biểu hay kế hoạch học tập lên
tấm bảng nhỏ trong góc học tập, sổ tay, hay những tờ giấy nhắn màu
mè đính ở những nơi dễ nhìn nhất.

Đầu tiên, hãy phác sơ đồ nội dung cần ôn tập và phân bổ cho

chúng thời lượng cần thiết. Mỗi phần giải quyết xong, hãy gạch chéo
– điều này không chỉ giúp bạn theo dõi việc học ôn của mình, mà còn
giống như những dấu mốc thắng lợi khiến bạn cảm thấy hào hứng
hơn.

Nếu các môn thi diễn ra gần sát nhau, hãy đan xen lịch ôn tập. Sẽ

là sai lầm nếu dành cả ngày cho một môn học khó, bởi nó sẽ chỉ khiến
bạn mệt mỏi và mụ mị mà thôi. Trái lại, việc đan xen một môn học có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.