BÍ QUYẾT VƯỢT QUA KỲ THI MỘT CÁCH HOÀN HẢO - Trang 44

19. ĐỪNG QUÁ CHÚ TÂM VÀO

NHỮNG KIẾN THỨC NGOÀI LỀ

Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và

không nên học gì.

- Lev. Tolstoy

Tâm lý thi cử của đa số học sinh, sinh viên chúng ta là cố gắng

nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào bộ nhớ của mình. Không chỉ bài
tập trong giáo trình, thậm chí nhiều bạn còn chăm chỉ tới mức ngấu
nghiến hết cả những mục đọc thêm, những phần đã được giảm tải,
hay đôi khi lăn xả vào những bài tập khó dành riêng cho đối tượng
khá giỏi. Hiệu quả ư? Chắc chắn là nó có ích cho bạn, dù ít hay nhiều.
Nhưng tôi không chắc bạn sẽ giành điểm cao trong kỳ thi hết môn
thông thường đâu.

Phần kiến thức ngoài lề bao gồm các bài đọc thêm, những bài tập

quá khó, hay những mục đọc để biết. Bạn có thể bắt gặp chúng xen
giữa các bài học chính khóa, hay ở phía cuối giáo trình,… Những bài
đọc thêm này góp phần mở rộng hiểu biết của chúng ta về chủ đề
đang học, cung cấp thêm thông tin hữu ích. Và thường thì giáo viên
không bắt buộc chúng ta phải ghi nhớ hết những phần kiến thức phụ
này, có chăng chỉ là khuyến khích đọc thêm ngoài giờ học mà thôi.

Thế nhưng tâm lý “thà học nhầm còn hơn bỏ sót” lại khiến đa số

chúng ta trở nên quá lo lắng tới mức ôm đồm cả phần kiến thức phụ
này vào phạm vi ôn tập. Bao quát kiến thức căn bản đã là cả một vấn
đề không nhỏ, chúng ta còn muốn nhét hết những bài tham khảo bên
ngoài vào cái đầu vốn đã quá tải vì học thi. Những đêm dài thức trắng
chỉ để nạp thêm chút công thức cao siêu trong cuốn sách tham khảo
dày cộp không khiến bạn thông thái hơn. Bạn chỉ khiến mọi chuyện
thêm rối tung lên mà thôi.

Một sinh viên thông minh sẽ không bao giờ ghi nhớ hết tất cả mọi

thứ, và cũng không cần thiết phải làm như vậy. Giả sử nếu bạn chỉ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.