BÍ QUYẾT VƯỢT QUA KỲ THI MỘT CÁCH HOÀN HẢO - Trang 68

phương pháp học theo dàn ý/ nội dung cốt lõi của từng bài là đã có
đủ “vốn” vượt qua chuyện thi cử rồi. Không quá phức tạp phải không
nào?

Một yếu tố nữa cần nhắc tới là quan điểm cá nhân của người

chấm. Điều này không cố định, do hên xui, nhưng không phải là
không thể kiểm soát được. Đa số giáo viên chấm bài đều rất có cảm
tình với những bài làm trình bày sáng sủa, sạch sẽ, dễ nhìn. Nói như
vậy không có nghĩa là chữ bạn phải đẹp, không phải trình bày hoa văn
phức tạp. Hãy cố gắng đơn giản hóa bài làm của mình. Cụ thể, với
những dạng bài luận, bạn cần tách từng luận điểm nhỏ theo đoạn để
vừa tránh bị chấm sót ý, vừa tạo thiện cảm ban đầu cho người chấm
bài. Ngược lại, nếu bài làm của bạn quá xuất sắc, đáp án chuẩn xác,
nhưng lại tẩy xóa nhiều hay trình bày lủng củng, thì chắc chắn bạn sẽ
không thể đạt điểm tối đa được.

Một điểm thú vị khác nữa: bạn không nhất thiết phải gặp riêng

giáo viên, hay phải nhờ cậy ai đó để có được bảng đánh giá này. Chính
trong quá trình học, giáo viên bộ môn sẽ đưa ra thang điểm này trước
lớp. Và chắc chắn nếu là người tinh ý, chẳng có lý do gì bạn lại nói
rằng “Tôi chưa bao giờ nghe thấy cách chấm này ở đâu cả!”

Nắm bắt cách chấm điểm của thầy cô giáo

không hẳn là một phương pháp học hay một bí

quyết gia truyền quý giá nào, nhưng nó phần nào

giúp bạn định hướng cách học cũng như cách làm

bài sao cho đạt tới hiệu quả cao nhất có thể. Tại

sao lại không thử chứ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.