38. VIẾT NHÁP
Người ta biết đến cái cây nhờ quả của nó chứ không nhờ rễ của
nó.
“Đừng bao giờ đặt bút viết ngay khi bạn suy nghĩ!” – một người
thầy của tôi đã từng nói vậy, và cho đến giờ, lời khuyên này vẫn
không là thừa không chỉ với chúng tôi, và với tất cả những người còn
ngồi trên ghế nhà trường. Những tờ nháp thi có thể sẽ cứu bạn đấy!
Hãy tận dụng chúng, hãy biến chúng thành sức mạnh ghi điểm của
bạn.
Với những môn xã hội cần lập luận thì nháp thực sự là công cụ
khá đắc lực. Với mỗi câu hỏi cần phải triển khai dưới dạng đoạn văn,
hãy nhanh chóng phân tích đề bài, vạch ra một dàn ý sơ bộ. Dựa trên
dàn ý đó, bạn có thể thêm vào những lập luận, chứng cứ, hay thông
tin về nhân vật, ngày tháng tùy ý. Một gợi ý nho nhỏ nhưng hữu ích
dành cho bạn: khi bí ý tưởng, hãy thử áp dụng phương pháp sơ đồ
cây xem. Dạng sơ đồ này sẽ khiến bạn bình tĩnh lại, không bị rối trí,
và cũng giúp bạn bao quát được toàn bộ bài làm mà không để sót ý,
thừa ý nữa đấy.
Với các môn cần tính toán, vai trò của nháp lại càng quan trọng
hơn. Ai có thể điên rồ tới mức nháp ngay vào bài làm, hay thậm chí
làm bài mà không có nháp cơ chứ? Bài làm không có nháp chắc chắn
sẽ bị tẩy xóa rất nhiều, thậm chí còn sai kết quả nữa. Hãy ghi lại
nhanh những dữ kiện có sẵn, yêu cầu bài làm dưới dạng ký hiệu, hình
vẽ, hay bất kỳ một kiểu nào bạn có thể hiểu ngay lập tức, càng ngắn
gọn càng tốt. Tóm tắt lại đề bài ra nháp chỉ mất có vài giây, nhưng
hiệu quả của nó khá lớn. Mọi phép tính trên nháp đều có thể tẩy xóa
thoải mái, chỉ cần bạn ra kết quả đúng, kiểm tra cẩn thận lại các phép
toán. Mọi phép tính trên nháp khi đã chắc chắn mới có thể ghi vào tờ
bài làm chính được.
Có hai điểm cần phải nhớ khi lập dàn ý cho bài luận cũng như
dạng bài tính toán, đó là không viết thành đoạn, và không nên quá
nắn nót. Thói quen viết đoạn luôn sẽ giết chết cả công sức lẫn quỹ