Là nhà văn hiến mình cho sự nghiệp giải phóng người nghèo khổ, Jorge
Amado bắt đầu cuộc chiến đấu từ nghề làm báo năm 14 tuổi. 5 năm sau,
ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên O País do Carnaval (1931) trong khi
đang học luật tại Rio. Tuy nhiên, Amado không hề hành nghề luật sư mà tự
nguyện đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Brazil, đấu tranh vì sự nghiệp
giải phóng người nghèo. Cho đến những năm 1950 của thế kỷ trước, hàng
loạt tác phẩm của Amado viết về người nghèo đã ra đời như:
Cacau (Cacao, 1933), Suor (1934), Jubiabá (1935), Mar Morto (Sea of
Death, 1936)…
Đến cuối những năm 50, các tác phẩm của Amado có một bước ngoặt
sang hướng trào lộng và phê phán mà ông tự nhận là theo chủ nghĩa hiện
thực XHCN. Các cuốn tiểu thuyết Gabriela, Cravo e Canela (Gabriela,
Clove and Cinnamon, 1958) hoặc Dona Flor e Seus Dois Maridos (Dona
Flor and Her Two Husbands, 1966) nói lên sức sống mãnh liệt của nhân
dân Brazil. Đây là 2 cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên
thế giới, kể cả ở Việt Nam (cuốn Dona Flor và hai người chồng do NXB
Đà Nẵng ấn hành năm 1987) và được dựng thành phim năm 1977 và 1984
do các nghệ sĩ tên tuổi Marcello Mastroianni và Sonia Braga thể hiện. Đây
là phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Brazil, đã được các đề cử
cho giải Quả cầu vàng và Giải BAFTA.
Đã nhiều lần được đề cử giải Nobel, nhưng do bị thành kiến, Amado
chưa lần nào đoạt giải. Năm 1998, đất nước Brazil của Amado là khách
mời danh dự tham gia Hội chợ Triển lãm sách Paris trong đó tên tuổi
Amado được tôn vinh xứng đáng. Những thành công của Amado có phần
đóng góp không nhỏ của bà Zélia Gattai, người bạn đời cũng là một nhà
văn và nhà trí thức có tên tuổi ở Brazil.
Các tác phẩm của J. Amado đã được dịch ra 50 thứ tiếng ở 55 nước trên
thế giới và được chuyển thành phim, kịch. Ở VN nhiều tiểu thuyết của J.