sử để làm tài liệu, thì các thế hệ đời sau, muốn tìm hiểu sự thật, không biết
lấy đâu mà tham khảo?
Tôi nhớ mang máng rằng nhà văn Nguyễn Hiến Lê có nói: Bằng hình thức
nào cũng được, ai có biết một tài liệu gì về lịch sử cũng có bổn phận phải
ghi chép lại, Miễn thận trọng và thành tâm là quý rồi...Nếu không vậy thì
thực khổ tâm cho những người sau muốn tìm hiểu những người trước.
Anh Thái Thụy Vy ơi, làm thơ cũng là một hình thức đóng góp làm cho
phong phú văn hóa, đồng thời cũng là một trạng thái diễn tả những khả
năng xâu kín của tâm hồn. Thơ không thể thiếu trong nhu cầu cuộc sống,
nhưng biên khảo thì cần hơn, vì nó làm chúng ta có thêm cơ sở giữ gìn bản
sắc dân tộc. Việc anh làm âm thầm, nhưng là công việc có ý nghĩa lớn vì
anh viết lại với tất cả lòng thành thật.
Những gì Hồ Chí Minh thực hành ở Việt Nam thời kháng chiến đều đúng
theo lời dạy của thánh kinh Cộng Sản. Cải cách ruộng đất chính là đương
nhiên và trước hết phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã,
để tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiều người vì chưa có
điều kiện đọc lý thuyết về chủ nghiã Cộng sản nên ngộ nhận. Ông Huỳnh
Văn Nghệ, ông Huỳnh Tấn Phát đều thuộc giai cấp tiểu tư sản, đều bị Hồ
Chí Minh lợi dụng trong giai đoạn đầu, sau đó phải bị...thanh toán bằng
cách nầy hay cách khác. Không có chuyện ông Hồ đãi ngộ trí thức hay tiểu
tư sản, mà chỉ là lợi dụng trong giai đoạn. Chuyện nầy còn dài. Tôi đang
viết về lịch sử tập ba.
Một lần nữa xin cám ơn anh và xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với anh.
San Antonio ngày 8 - 9- 2002
HỨA HOÀNH