BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 14

Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn

trong tết Nguyên đán?

Hàng năm trong đêm giao thừa, ở miền Bắc Trung Quốc nhà nào cũng cán bột làm mằn thắn, sau đó cả
nhàồi với nhau, vừa ăn mằn thắn vừa hưởng niềm vui đón năm mới. Đời xưa mằn thắn còn gọi là "hồn
đồn". Tất nhiên món "hồn đồn” ngày ấy không giống món hồn đồn của người Trung Quốc bây giờ.
Chiếc bánh có hình thù rất thú vị, nom nó cong cong cứ như một vầng trăng khuyết treo trên trời. Về
sau người ta gọi cái bánh "hồn đồn" hình bán nguyệt này là “phấn giác" (hình có góc bằng bột). Người
miền Bắc đọc chữ "giác" thành âm "kiểu", vì thế dần dần mới chuyển thành cái tên “giảo tử" của món
mằn thắn ngày nay.
Người miền Bắc thích ăn “giảo tử” không những vì món ăn này có mùi vị rất ngon mà còn vì cái tên
của nó có ý nghĩa là tìm kiếm điều tốt lành. Đời xưa tên của giờ lúc nửa đêm gọi là giờ Tý, vì việc
tiễn năm cũ đón năm mới bắt đầu từ giờ Tý, cho nên người miền bắc Trung Quốc thích ăn "canh tuế
giảo tử” ("canh tuế” nghĩa là "thay năm”) tức là món mằn thắn ăn vào lúc thay đổi từ năm cũ sang năm
mới.
Ở nhiều địa phương người ta nặn “giảo tử” thành hình những đĩnh vàng, bên trong bánh có bỏ vài đồng
tiền kẽm và cho rằng người nào ăn được bánh có đồng tiền ấy thì sẽ phát tài.
Có khi bên trong "giảo tử" được nhồi lạc, táo, đường. Vì lạc còn có tên là “trường sinh quả” (quả
sống lâu), cho nên nó cũng hàm ý chúc người ta khỏe mạnh trường thọ. Quả táo chúc vợ chồng mới lấy
nhau sớm sinh quý tử, còn miếng đường tượng trưng cho sự ngọt ngào trong đời sống của con người.
Tất nhiên phần đông người ta vẫn là nặn “giảo tử” với thịt băm hoặc trộn thịt băm với hành hẹ, rau cải
để làm nhân, khi ăn sẽ có phong vị mới mẻ.

KHANG BÌ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.