BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 182

Tại sao gọi Thành Cát Tư Hãn là "Nhất Đại Thiên Kiêu”?

Trong bài từ nổi tiếng của Mao Trạch Đông Tấm viên xuân tiết có một câu nổi tiếng như thế này:
Nhấ đại thiên kiêu Thành Cát Tư Hãn,
Chỉ thức loan cung xạ đại điêu
(Đứa con kiêu mạn của trời trong cả một đời Thành Cát Tư Hãn
Chỉ biết uốn cung bắn con diều hâu lớn).
Thiên kiêu tức là "thiên chi kiêu tử" (đứa con kiêu ngạo của trời). Dưới triều nhà Hán, những người
Hung Nô ở phương Bắc có thế lực rất hùng mạnh. Thiện Vu (tên gọi thủ lĩnh Hung Nô) kiêu ngạo tự
xưng là “Thiên Kiêu". Về sau một số vua chúa của các dân thiểu số ở phương Bắc cũng dùng tên hiệu
này. Nếu gọi Thành Cát Tư Hãn là "Thiên Kiêu" thì cái tên này quả cũng đúng sự thật.
Thành Cát Tư Hãn (vốn tên là Thiết Mộc Chân) sinh năm 1162, bố là thủ lĩnh một bộ lạc trên thảo
nguyên Mông Cổ. Hồi còn nhỏ ông đã phải chịu rất nhiều gian khổ, đến năm 20 tuổi thì trở thành thủ
lĩnh bộ lạc. Với ý chí kiên cường và những thủ đoạn rất linh hoạt, cuối cùng sau hơn mười năm chinh
chiến, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất được các bộ lạc trên thảo nguyên Mông Cổ.
Năm 1206 Thành Cát Tư Hãn được thủ lĩnh các bộ lạc tôn lên làm Đại Hãn của toàn Mông Cổ, gọi là
Hãn Thành Cát Tư, sáng lập nên Hãn Quốc Mông Cổ. Từ đó về sau, một mặt ông định ra các chế độ
quận sự, chính trị và pháp luật để củng cố chính quyền quốc gia, mặt khác bành trướng ra bên ngoài
với quy mô hết sức to lớn về phía nam, Thành Cát Tư Hãn bắt nước Tây Hạ thần phục, đánh bại triều
đình nhà Kim, chiếm Trung Đô (nay là Bắc Kinh) và đoạt lấy toàn bộ vùng đất lan tới bờ phía bắc của
sông Hoàng Hà. Thành Cát Tư Hãn còn đem quân viễn chinh về phía tây, mở rộng lãnh thổ tới vùng
Trung Á và miền nam nước Nga. Kị binh Mông Cổ trong cả một thời kì dài, đã hoành hành khắp trong
thiên hạ, coi như chẳng có ai địch n
Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn bị bệnh chết lúc Tây Hạ sắp bị diệt vong.
Thành Cát Tư Hãn đem quân Nam chinh Bắc chiến, hành động mang nhiều tính chất cướp bóc chiếm
đoạt, đem lại cho các dân tộc những tai họa thảm khốc, tuy vậy việc ông thống nhất được các bộ tộc
Mông Cổ có ý nghĩa tiến bộ về mặt lịch sử, còn các chiến công hiển hách của ông thì ít ai có thể so
sánh được. Vì thế nếu gọi Thành Cát Tư Hãn là "Nhất đại thiên kiêu" thì cũng không có gì là quá đáng.

VƯƠNG QUỐC DŨNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.