Trong thế kỉ XVII, XVIII tại sao người châu Âu kéo nhau sang châu Mỹ để di dân hay lập thuộc
địa?
Năm 1492, sau khi Christopher Colomb phát hiện Tân lục địa châu Mỹ, một số nhà mạo hiểm và thám
hiểm người châu Âu ào ào kéo nhau đi xem những điều kì lạ và tìm kiếm những của quý ở những vùng
đất mới. Trong đó có một số người vốn không có ý định sẽ ở lâu bên ấy, mà chỉ mong kiếm được một
món phát tài rồi lại trở về quê hương an hưởng hạnh phúc.
Ai ngờ các khoảnh đất hoang vu đang chờ được khai khẩn ở châu Mỹ cũng như những người thổ dân
hồn nhiên chưa được hưởng sự giáo hóa của văn minh ở đấy, cùng những tài nguyên vô tận tại miền
đất lạ đã làm cho họ thay đổi ý định ban đầu. Thế là sau khi trở về nước, họ tới lĩnh của quốc vương
nước họ một tờ giấy ủy nhiệm, dựa vào đó có thể tới châu Mỹ với tư cách là một kẻ khai phá và mở
rộng cương thổ cho quốc vương.
Đến thế kỉ XVII, XVIII các cuộc cách mạng của giai cấp tư sản liên tiếp bùng nổ. Hồi ấy chủ nghĩa tư
bản đã phát triển tới giai đoạn tích luỹ nguyên thủy của tư bản. Âu châu với thị trường tài nguyên và
sức lao động có hạn của nó không còn có thể thỏa mãn lòng tham không đáy của các nhà tư bản. Để thu
được những món lợi nhuận dồi đào và mở rộng thêm lãnh địa, chính phủ các nước ra sức khuyến khích
dân nước mình đi xây dựng thuộc địa ở nước ngoài. Vì thế cho nên dân châu Âu đã đổ sang châu Mỹ
ào ào như nước thủy triều. Sau khi chinh phục được thổ dân ở địa phương, bọn thực dân đã trở thành
những ông chủ ở các nơi đó.
Vì châu Mỹ ở xa lục địa châu Âu, cho nên về sau nơi này còn trở thành những vùng tị nạn chính trị của
người châu Âu. Hồi bấy giờ một người châu Âu chỉ cần xoay xở để có đủ tiền lộ ph có thể sang bên ấy
sinh sống thoải mái. Như vậy Mỹ châu đã trở thành một nơi béo bở cho các kẻ thực dân châu Âu.
Tuy rằng về sau người châu Mỹ đã tuyên bố độc lập, thoát ly khỏi các mẫu quốc châu Âu, nhưng chủ
nhân mới ở các nơi ấy phần nhiều đều là con cháu của người châu Âu.
NGÔ NHÃ TIÊN