BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 214

Tại sao tổng thống Mỹ cũng có thể bị bãi miễn?

Tại nhiều quốc gia theo chế độ tổng thống, tổng thống là người chấp hành quyền lực tối cao của quốc gia. Đặc biệt là tại Mỹ - cường
quốc số một trên thế giới - quyền hành tổng thống lại càng lớn.
Tổng thống Mỹ không chỉ cai quản các cơ quan chính phủ, các ngành kinh tế ngoại giao của quốc gia, mà còn là tổng tư lệnh tối cao của
quân đội. Nhưng dù là tổng thống của nước Mỹ, quyền lực của ông ta cũng không phải là vô hạn, không thể muốn làm gì thì làm. Tại sao
vậy?
Về điều này cần bắt đầu nói từ hiến pháp của nước Mỹ. So với các nước khác, nước Mỹ được thành lập chưa lâu. Khi nước Mỹ mới
hình thành, tất cả các quốc gia có lịch sử mấy ngàn năm đều đang sống dưới chế độ cai trị của các quốc vương hay nữ hoàng.
Nhân dân Mỹ thấy rằng chế độ độc tài thống trị trong tay một quốc vương hay nữ hoàng đã gây nhiều đau khổ cho quảng đại quần
chúng nhân dân. Vì thế họ cho rằng phải xây dựng một thể chế quốc gia làm cho kẻ thống trị tối cao không sao có thể tùy ý lừa dối và
đàn áp nhân dân được. Qua những đợt tranh luận kịch liệt kéo dài rất lâu, cuối cùng người ta mới soạn ra đ một bộ pháp quy về thể chế
quốc gia là Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì.
Bộ hiến pháp này quy định rõ ràng bằng văn bản : người thống trị tối cao của quốc gia do toàn thể nhân dân Mỹ tuyển cử bầu ra, bốn
năm tuyển cử một lần, mỗi tổng thống chỉ có thể liên nhiệm thêm một khoá.
Hiến pháp còn quy định: một đoàn nghị viên "do toàn thể nhân dân bầu ra trong tuyển cử" sẽ tổ chức thành Quốc Hội để giám sát tổng
thống, đồng thời lại còn thành lập Pháp viện Tối cao để xử án một cách độc lập.
Giữa tổng thống, Quốc Hội và Pháp viện Tối cao có mối quan hệ bình đẳng. Quốc Hội định ra pháp luật, pháp quy, quyết định các việc
lớn như đối ngoại, tuyên chiến. Tổng thống giải quyết các việc về kinh tế, ngoại giao thời bình của quốc gia. Còn Pháp viện Tối cao thì
phụ trách giám sát tổng thống và Quốc Hội, uốn nắn các sai lầm của tổng thống và Quốc Hội. Hình thức này gọi là chế độ Tam quyền
phân lập.
Dựa theo các điều quy định trong hiến pháp, Pháp viện Tối cao và Quốc Hội Mỹ có thể truy cứu các sai lầm mà tổng thống phạm phải
trong khi xử lí các công việc quốc gia, thậm chí truy tố khi tổng thống vi phạm pháp luật quốc gia như với một công dân bình thường.
Đã có nhiều thí dụ về những trường hợp xảy ra như thế. Tổng thống Mỹ Nichxơn, trong vụ Watergate, chỉ vì tự mình ra lệnh lắp máy
nghe trộm trong phòng làm việc của người khác, đã bị cách chức. Còn tổng thống Clintơn thì vì những quan hệ tình cảm cá nhân mà đã
bị Quốc Hội và Pháp viện Tối cao phê phán nghiêm khắc.

THIỆU THÌN>

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.