Cờ tướng Trung Quốc đã ra dời như thế nào?
Cờ tướng là một hoạt động tương đối phổ cập. Cờ tướng đã có lịch sử hết sức lâu đời, đại khái nó bắt
nguồn từ trước đây hơn hai nghìn năm. Cuối thời kì Chiến Quốc, trong tập thơ cổ trứ danh Sở Từ đã
có viết về cờ tướng. Thời bấy giờ đã thịnh hành một cách chơi gọi là "Lục bác", mỗi bên có thể đi sáu
quân cờ. Đồng thời ở đời Chiến Quốc, các nước chư hầu tách rời nhau và tranh đoạt đất đai của nhau,
chiến tranh diễn ra hết năm này qua năm khác. Tình hình xã hội như thế này cũng đã tạo điều kiện cho
cờ tướng ra đời. Mà trên bàn cờ "Sở giang (sông nước Sở) và "Hán giới" (biên giới nước Hán) đã có
nguồn gốc từ thế kỉ II trước Công nguyên. Đó là do Lưu Bang và Hạng Vũ chống lại ách thống trị của
nhà Tần, đi tới thành lập hai nước Sở và Hán.
Đời xưa cờ tướng đã được quảng đại nhân dân ham thích. Cách bố cục của cờ tướng cũng không
ngừng được cải tiến. Đến đời nhà Đường, các quân cờ đã có những cái tên : Tướng, Mã, Xa, Tốt. Về
cơ bản, cách đi các quân cờ này cũng giống như ngày nay.
Cờ tướng ngày nay đã được định hình vào cuối thời kì Bắc Tống và đầu thời Nam Tống. Nếu suy đoán
theo trước tác của những người như Tư Mã Quang, thì dưới triều Bắc Tống đã lưu hành ba loại cờ
tướng. Trong đó một loại có 32 quân cờ Tướng, Sĩ, Tượng, Mã, Xe, Pháo, Tốt. Bàn cờ chiều ngang và
chiều dọc đều có 9 ô, không có sông. Nhưng đến đời Nam Tống thì thêm con sông ngăn bàn cờ làm
đôi, và loại cờ tướng này được lưu hành rộng rãi trong dân gian.
Cuốn Sự lâm quảng kí của đời Tống còn có ghi bản "Tượng kì phổ" (sách ghin cờ tướng) sớm nhất
mà hiện nay chúng ta còn có thể được xem.
Sang đến đời Minh, con Tướng ở một bên được đổi tên thành con Sư. Từ đấy cờ tướng Trung Quốc đã
được định hình không thay đổi nữa.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, cờ tướng được đưa vào các hạng mục thi đấu thể dục
thể thao. Để phân biệt với cờ vua quốc tế, cờ tướng truyền thống được gọi là "Trung Quốc tượng kì"
(cờ voi Trung Quốc).
LA DUẪN HÒA - DIỆP QUẢNG SINH