thường đạo lý. Và Gates là khuôn mẫu vô cùng chính xác và điển
hình về điểm này”.
Tạp chí ComputerWorld viết về Gates.
...Chỉ mới vài năm trước đây, anh ta được tuyên dương như một
người làm ăn năng nổ, người đã dũng cảm kiến tạo nên một ngành
kinh doanh thịnh vượng từ bãi công nghệ bị các hãng lớn bỏ hoang.
Còn bây giờ, anh ta bị phỉ báng là kẻ ác tâm muốn trở thành ông chủ
của toàn bộ thế giới phần mềm, là kẻ tham lam lúc nào cũng chõ
mũi vào khắp mọi nơi, bất kể đó là khách hàng hay đối thủ cạnh
tranh.
Vậy Bill Gates thật sự là người như thế nào? Là người giàu nhất
nước Mỹ với khoảng 22% vốn trong Microsoft, Gates trở thành đối
tượng của sự thèm muốn và nể sợ, hoang tưởng và tâng bốc. Với
những cảm xúc mãnh liệt như thế, việc đánh giá công bằng về
những hành động của Gates là điều bất khả.
Gates thường được so sánh với những tiền bối lãnh đạo cuộc
cách mạng công nghiệp trước kia và sự tương quan này ít nhiều có
giá trị. Theo nhận xét của Nathan Myhrvold, nhà tương lai học và là
nhà tư tưởng về công nghệ mới của Microsoft, những người này,
bằng cách này hoặc cách khác, đã thu lợi được từ những tiến bộ
trong nền công nghệ đã buộc chúng ta phải thay đổi cách sống.
Myhrvold giải thích rằng chỉ trong thời gian từ 1875 đến 1900,
các phát minh mới, bao gồm máy chữ, máy điện thoại, động cơ đốt
trong, khóa phecmơtuya, đã nở rộ khắp nơi.
Các phương tiện thông tin đại chúng lúc đó đều hết lời ca ngợi
những tên tuổi như Thomas Edison, Alexander Graham Bell,
Andrew Carnegie, John D.Rockefeller, xem họ là một thành