BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36
BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36
MƯU KẾ
MƯU KẾ
Trần Trường Minh
Trần Trường Minh
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 4: Thiên Thứ Tư Hình
Chương 4: Thiên Thứ Tư Hình
Tôn tử nói: Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải
không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành
chiên thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch
không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng.
Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được
(tối nghĩa quá:"thắng khả tri,i nhi bất khả vi") không thể thắng được thì thủ,
có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều
kiện có thừa. Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công
phát huy mọi thế mạnh, thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng
("thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi
thượng"). Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là
giỏi trong những người giỏi, thắng 1 trận mà thiên hạ gọi là giỏi thì cũng
chưa gọi là giỏi trong những người giỏi.. Cũng như nhấc một cọng lông thì
không kể là khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được
sấm sét không kể là tai thính. Thời xưa, người giỏi dụng binh thường đánh
bại kẻ địch dễ thắng nên việc giành được chiến thắng ấy không được tiếng
là trí dũng. Chiến thắng của họ là không có gì phải nghi ngờ vì nó dựa trên
cơ sở tất thắng kẻ địch đã lâm vào thế thất bại. Cho nên người giỏi dụng
binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội
nào để thắng địch. Vì vậy, đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện
để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh tranh
trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may. Người giỏi dụng binh có