Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.
14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn)
Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt
qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.
Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một
quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương
mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó.
Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn
tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để
thoát bí.
Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho
các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời
sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công.
Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền
rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh
đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.
15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai
nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả
mà lừa đối phương.