BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 MƯU KẾ - Trang 54

"Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.

Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan

điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân
tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động
sáng suốt.

Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm

đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta.

Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng

chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ
thạch" nhất.

Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị,

nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ
mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong
lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có
thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông
không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và
Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố.

Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ

thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế)

"Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt,

nể sợ.

Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn

hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng
phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với
một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.