giải quyết nhiệm vụ của phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 – bao vây địch ở
khu vực Bô-brui-xcơ rồi tiếp đó tiêu diệt quân bị bao vây của chúng – là
phương pháp tốt nhất. Vàn đề đau đầu này, có thể nói mãi đến ngày 19 tháng
Sáu mới được giải quyết.
Trên những hướng khác, tình hình cũng tương tự như vậy. Chẳng hạn ở
phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3 và phương diện quân Pri-ban-tích 1, A.
M. Va-xi-lép-xki đang công tác ở đây và nghiên cứu rất cẩn thận tình huống
trong dải của từng tập đoàn quân.
Chúng ta lại đặc biệt quan tâm tới phương pháp sử dụng các binh chủng,
nhất là pháo binh và không quân. Vì căn cứ ý định của chiến dịch, pháo binh
và không quân bắt buộc phải đột kích hỏa lực vào vùng phòng ngự chiến
thuật của quân Đức, để cho quân ta nhanh chóng thọc vào vùng phòng ngự
chiến dịch của chúng.
Tất cả, từ các đồng chí đại diện Đại bản doanh và tư lệnh phương diện
quân tới các đại đội trưởng và khẩu đội trưởng đều nghĩ cách làm sao để
pháo bắn chuẩn bị xung phong được tốt hơn. Ta đã áp dụng mọi biện pháp
để xác định cho thật rõ những mục tiêu quan trọng nhất, tính toán những khả
năng của màng lưới pháo binh các loại, những biện pháp tiến hành hỏa lực,
xác định những điều kiện và nội dung hiệp đồng giữa pháo binh, không
quân, xe tăng và bộ binh.
Vì thế đã ra đời những kiểu bắn ứng dụng thật đặc sắc. Như ở phương
diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2 đã thiết kế ra một kiểu bắn gọi là “phi lôi”, rất đơn
giản. Các đồng chí dùng đai thùng bằng sắt lắp một thùng gỗ tròn có hình
dạng hợp với khí động học vào đầu đạn phản lực M- 13. Trong thùng có
chứa chất nổ tô-lít lỏng. Trọng lượng chung của trái phi lôi từ 100 tới 130
ki-lô-gam. Các đồng chí lắp một bộ phận điều chỉnh vào phía đuôi “phi lôi”
để giữ thăng bằng khi bay. Khi phóng thì dùng một chiếc hòm gỗ, trong đặt
hai thanh sắt làm đà trượt; hòm đặt xuống một hố đào sẵn, chếch với góc độ
phóng tương ứng. Tùy ý ta, có thể phóng “phi lôi” từng loạt, 5 đến 10 trái
một lúc cũng được.