không dự kiến rằng lúc bắt đầu truy kích địch, pháo binh của ta sẽ phải tụt
lại sau. Vì không có những đường hành quân riêng cho pháo binh, nên dù
muốn hay không, để cho pháo cơ động thay đổi trận địa hỏa lực cũng phải
sử dụng những con đường mà bộ đội các binh chủng đã đi chật như nêm. Vì
vậy, khó lòng tránh khỏi bị giảm sút hỏa lực của pháo binh chi viện lúc phát
triển thắng lợi. Cho nên chỉ có không quân mới bù vào chỗ trống này được.
Ngay từ ngày 7 tháng Sáu, A. M. Va-xi-lép-xki đã cùng với I. Đ. Tséc-ni-
a-khôp-xki và phó tư lệnh các lực lượng không quân Ph. I-a. Pha-la-lê-ép
nghiên cứu chi tiết kế hoạch tiến công bằng không quân. Tuy vậy, về sau có
bổ sung thêm những điều sửa đổi quan trọng, vì Gh. C. Giu-cốp nảy ra ý
định sử dụng không phải chỉ không quân của phương diện quân, mà cả
không quân hoạt động tầm xa nữa, để góp sức vào việc tiêu diệt Cụm tập
đoàn quân “trung tâm” của địch.
Ngày 10 tháng Sáu, theo đề nghị của Ghê-oóc-ghi Côn-xtan-ti-nô-vích
Giu-cốp, Tổng tư lệnh tối cao cử tư lệnh các Lực lượng không quân A. A.
Nô-vi-cốp đến Bê-lô-ru-xi-a. Sau đó, cả đồng chí tham mưu trưởng các Lực
lượng không quân X. A. Khu-đi-a-cốp, tư lệnh A. E. Gô-lô-va-nôp và phó tư
lệnh không quân hoạt động tầm xa N. X. Xcơ-ríp-cô cũng đến đấy.
Ngày 19 tháng Sáu, dưới sự lãnh đạo của Gh. C. Giu-cốp, với sự tham gia
của chủ nhiệm Tổng cục pháo binh N. Đ. Ia-côp-lép và của hai đồng chí tư
lệnh các tập đoàn quân không quân X. I. Ru-đen-cô và C. A. Véc-si-nhin đã
chuẩn xác dứt khoát việc cơ động số máy bay hiện có, nhằm bảo đảm cho
hai phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 1 và 2. Những đòn đột kích bằng không
quân đã hiệp đồng chặt chẽ với pháo binh về thời gian, mục tiêu và từng giai
đoạn tiến công. 350 máy bay hoạt động tầm xa đã được tách ra bổ sung cho
phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 3.
Nhưng dẫu thế nào, sau này cũng không phải là mọi việc đều trôi chảy cả
mà không có những điều phiền phức. Tôi lo nhất là những hoạt động của
không quân trong phương diện quân Bê-lô-ru-xi-a 2. Có đủ cơ sở để lo điều
ấy.