quân Bê-lô-ru-xi-a 1 thì có trung tướng I. P. Rốt-xlưi hướng dẫn; vị phó tư
lệnh phương diện quân này là đại tướng V. Đ. Xô-cô-lôp-xki đi ở trên đầu.
Các đại biểu của quân đội Ba Lan đi thành một đội ngũ riêng có Tổng
tham mưu trưởng Ba Lan V. V. Coóc-trít đi đầu
Tiếp theo là trung đoàn của phương diện quân U-crai-na 1 do nguyên soái
I. X. Cô-nép đi đầu. A. I. Pô-crư-skin – ba lần Anh hùng Liên Xô – mang lá
cờ của phương diện quân.
Trung đoàn của phương diện quân U-crai-na 4 do đại tướng A. I. Ê-ri-ô-
men-cô hướng dẫn. Sau đó là trung đoàn của phương diện quân U-crai-na 2
có nguyên soái tư lệnh R. I-a. Ma-li-nôp-xki. Cuối cùng là phương diện
quân ở xa mãi phía cực Nam, phương diện quân U-crai-na 3, có nguyên soái
Ph. I. Tôn-bu-khin đi đầu. Cuối đoàn diễu binh là hải quân có trung tướng
hải quân, phó đô đốc V. G. Pha-đê-ếp đi đầu.
Đoàn quân nhạc khổng lồ cử những hành khúc chiến đấu theo nhịp bước
của các đoàn quân diễu qua, nối tiếp nhau không hề gián đoạn. Âm thanh
đang dồn dập, dồn dập như thác xô bão cuốn, thì bỗng nhiên im bặt. Đó là
lúc ngừng tiếng nhạc duy nhất trong toàn cuộc diễu binh, những người có
mặt tưởng như nghe rõ tiếng tim mình đang đập. Nhưng rồi giữa không khí
im lặng sâu xa ấy, bỗng nổi lên hồi trống đột ngột, một đoàn quân xuất hiện
trên quảng trường mang theo 200 lá cờ của quân địch, những ngọn cờ chúc
xuống mặt đường láng nước. Đi qua Lăng Lê-nin, các chiến sĩ dừng lại quay
sang phải và vứt mạnh gánh nặng đáng ghê tởm ấy xuống mặt đá sũng nước
của Hồng trường.
Trên lễ đài, những tràng vỗ tay vang dậy. Nhiều người hô lớn: “u-ra”.
Tiếng trống vẫn đổ hồi liên tục và trước Lăng Lê-nỉn, đống cờ nhục nhã cứ
cao dần lên mãi.
Xong, nhạc lại tiếp tục khi các đơn vị của bộ đội Mát-xcơ-va tiến vào
Hồng trường. Trung đoàn hỗn hợp của Bộ dân ủy quốc phòng tiếp theo, rồi
đến các đơn vị của các Học viện quân sự Phrun-de, pháo binh, mô-tô cơ
giới, không quân và các học viện khác. Sau các đoàn học viện, đến đơn vị kỵ