Hiệp định Quảng trường: Tức Plaza Accord, là thỏa ước tài chính do Mỹ,
Nhật, Đức, Anh, Pháp ký ngày 22/9/1985 tại khách sạn Plaza (Plaza nghĩa
là Quảng trường), thành phố New York; nội dung chính là hạ giá đồng
dollar Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác CHLB Đức.
Nguyên văn bản tiếng Trung Quốc là 1988, có lẽ là in nhầm, người dịch
sửa là 1998.
Toynbee: có hai sử gia cùng tên này, nhưng trong sách không viết đầy đủ
tên đệm. Theo người dịch, ở đây là Arnold Joseph Toynbee, 1889 - 1975,
người Anh, tác giả bộ sách 12 tập 'A Study of History', còn gọi là 'History
oh the World' rất nổi tiếng, viết về sự thăng trầm của các nền văn minh,
xuất bản 1934 - 1961. Ông còn là cố vấn chính về vấn đề Trung Đông của
Bộ Ngoại giao Anh thời gian 1918 - 1950.
Trương đại soái: Tức Trương Tác Lâm 1875 - 1928, trùm quân phiệt Phụng
hệ (1 phái hệ trong quân phiệt Bắc Dương), từ 1916 làm Đốc quân Phụng
Thiên, theo phát xít Nhật, thống trị vùng Đông Bắc Trung Quốc, năm 1920
liên kết với quân phiệt Trực hệ trong chiến tranh giữa Trực hệ với Vãn hệ,
thắng Vãn hệ, đứng đầu chính phủ quân phiệt Bắc Dương (đóng đô Bắc
Kinh). Năm 1922 bị Trực hệ đánh bại, rút lên Đông Bắc. Năm 1924 đánh
bại Trực hệ, lại đứng đầu chính phủ Bắc Dương. Năm 1928 bị quân đội
Quốc dân của Tưởng Giới Thạch đánh bại, rút về Đông Bắc, dọc đường bị
chết vì bom Nhật.
Trương thiếu soái tức Trương Học Lương, 1901-2001, nhũ danh Tiểu Lục
Tử, con trai Trương Tác Lâm. Từ 1917 theo cha làm việc trong quân đội
Phụng hệ. Năm 1928 Lâm chết. Lương lên thay cha làm tổng tư lệnh ba
tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, và tuyên bố theo chính phủ Dân quốc do
Tưởng Giới Thạch làm Tổng thống; nhờ đó thực hiện được việc thống nhất
quân đội Trung Quốc. Lương được cử làm Tư lệnh Biên phòng Đông Bắc.
Năm 1936, Lương chủ trương đoàn kết với Hồng quân của Đảng cộng sản
Trung Quốc chống Nhật, nhưng Tưởng phản đối. Ngày 12/12/1936 khi
Tưởng Giới Thạch đến Tây An thị sát, Lương cùng tướng Dương Hổ
Thành bắt giữ Tưởng, yêu cầu thực hiện đoàn kết chống Nhật. Sau khi
Tưởng chấp nhận yêu cầu này, Lương đưa Tưởng về Nam Kinh. Tưởng