Người của La Tuyết Ba được ăn no, sĩ khí được khôi phục. Sĩ khí đã được
khôi phục, nhưng không có súng máy cũng là điều khó khăn. Quân lính của
Thổ ti Nhung Cống không quen tác chiến thiếu sự yểm trợ của súng máy.
Họ rút lui rất nhanh, hễ rút là lùi về chiến tuyến khi xuất phát.
Thổ ti La Tuyết Ba không trở về lãnh địa, ông ta ở ngay trên biên giới. Ông
ta hay mời tôi đến uống rượu. Những ngày đẹp trời, trên biên giới phía bắc
rộng mênh mông, ngồi uống rượu bên bờ sông qủa là sung sướng .
Thổ ti La Tuyết Ba và chúng tôi cùng buôn bán.
Ông ta không những dùng bạc trắng để mua các thứ của chúng tôi, còn đem
đến dược liệu, da thú và cả ngựa tốt. ông quản gia nói, những thứ này đưa
về vùng người Hán rất được tiền. Ông tổ chức một đoàn ngựa thồ, đưa về
bán ở vùng người Hán, rồi mua lương thực về. Chẳng mấy chốc biên giới
phía bắc có một cái chợ đường biên sầm uất. Càng ngày càng có nhiều Thổ
ti đến đây dựng lều lán, mở hàng bên bãi trống bờ sông bên kia. Họ đem dủ
thứ hàng đến, nhưng chỉ cần lương thực. Lương thực của nhà Mạch Kỳ
nhiều cũng chỉ có hạn. Nhưng chúng tôi ở gần vùng người Hán, ở vị trí này,
lúc chính quyền người Hán mạnh làm chúng tôi khốn đốn đủ bề. Đấy cũng
là nguyên nhân đầu tiên làm cho Thổ ti Mạch Kỳ không hùnh mạnh lên
được. Về sau, họ làm cách mạng, đánh lẫn nhau. Đến lúc ấy thời vận nhà
Mạch Kỳ mới xoay chuyển, có hạt giống anh túc. Anh túc làm cho nhà
Mạch Kỳ giàu mạnh, làm cho các Thổ ti khác rơi vào cảnh cùng quẫn.
Chúng tôi đem những thứ đổi được về vùng người Hán, tại đấy đổi lấy
lương thực đem về, lại đổi các thứkhác. Cứ đi đi lại lại như vậy có thể lãi
gấp chục lần. Ông quản gia tính toán, thời kỳ thiếu lương thực đã qua, vào
lúc bình thường, không chở lương thực nữa, mà đưa các thứ khác về, cứ thế
cũng lãi gấp hai ba lần.
Từ thuở có Thổ ti đến nay, tôi là người biến một công sự trên biên giới
thành cái chợ đường biên. Mỗi lần ý thức được điều này, tôi lại nhớ đến