Q
LỜI ĐỀ BẠT
Paris, ngày 15 tháng 11, năm 1966
uen biết rõ ông Nguyễn Xuân Thọ, từ nhiều năm, tôi đã có
thể đánh giá cao, một cách liên tục, những đức tánh về trí thức
và đạo đức của ông ấy.
Về phương diện trí thức, ông đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở
Tây Ban Nha (còn gọi là Y-Pha-Nho), tư liệu của một luận án Tiến sĩ,
mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng
Bảy năm 1956, về “Cuộc viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha tại Nam bộ
Việt Nam
Cuộc sưu tập ấy đã cho thấy như công trình của một sử gia đủ tư
cách, cả về mặt chính xác của phương pháp, lẫn về mặt tao nhã của
hình thức (cách trình bày).
Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm
sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng “Très
Honorable” (Tối ưu).
Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên
cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-
1897).
Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một
phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết
lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những
liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công