BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 648

Toltèques, Maya lần lượt bị diệt chủng và nhường chỗ cho dân da trắng Tây
Ban Nha và lai Tây Ban Nha. Hiện nay, non một triệu dân Maya còn sống
sót ở vùng cực Nam nước Mễ. Đất đai, tài sản của họ bị các điền chủ da
trắng Tây Ban Nha, dựa quyền thế, tước đoạt; họ trở thành tá điền, làm
công nhân trở lại cho các chủ mới này, chính trên đất đai của họ ngày trước.
Họ rất nghèo khổ cùng cực. Ngày 1/1/1994, đám dân Maya này thuộc tiểu
ban Chiapas (miền Nam nước Mễ) đã từ lâu ngấm ngầm tổ chức, bùng nổi
dậy. Họ tuyên bố nối lại sự nghiệp cách mạng 1910 của hai nhà cách mạng
nổi tiếng của nước Mễ là Pancho Villa và Emiliano Zapata. Quân đội của
họ, “Quân đội Zapatiste giải phóng dân tộc”, chủ trương chống lại sự đàn
áp, diệt chủng mà những người nghèo da đen (peones indiers) như họ, là
nạn nhân. Để kỷ niệm 500 năm ngày Christopher Columbus đặt chân đến
châu Mỹ, năm 1992, Giáo hoàng Jean-Paul III đến thăm nước Mễ để đánh
dấu các giáo sĩ đạo Gia-tô đã đem đức tin đến truyền bá cho các nước Nam
Mỹ này. Trước khi tiếp đón Giáo hoàng tại đất nước mình, tổng thống Mễ,
Carlos Salinas de Gortari, yêu cầu Giáo hoàng thừa dịp này, nhân danh
Thiên Chúa giáo, nên xin lỗi dân tộc Mễ và các dân tộc bản xứ Nam Mỹ, đã
dùng đạo Gia-tô tiêu diệt văn minh, văn hóa, dân tộc họ, suốt 500 năm qua.
Giáo hoàng Jean-Paul III từ chối đề nghị này của tổng thống Mễ, không
chịu xin lỗi dân tộc Mễ và các dân tộc bản xứ Nam Mỹ. Nên khi đặt chân
xuống đất Mễ, năm 1992, tổng thống Carlos Salinas de Gortari đón tiếp
Giáo hoàng trong một bầu không khí thờ ơ lãnh đạm, theo phép lịch sự và
chỉ “Chào ông” mà thôi. Qua năm sau, 1993, trên đường đi Mỹ, Jean - Paul
III tỏ ý muốn ghé trở lại Mễ để xin lỗi dân tộc Mễ và các dân tộc bản xứ
Nam Mỹ về những hành động xưa kia của các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đã
làm thiệt hại không ít đến họ. Lần này, tổng thống Mễ nhận tiếp Giáo hoàng
và “Chào Thánh cha” (Saint Père). Dư luận quốc tế buộc Giáo hội Thiên
Chúa giáo phải thành tâm xin lỗi bản xứ hay gốc châu Phi về những tội lỗi
họ đã làm do những kẻ đi chiếm thuộc địa và những giáo sĩ Kitô của “đợt
đầu đi truyền bá đạo” (Première évangélisation) của họ sang châu Mỹ. Một
đoàn quan trọng các giám mục Brésil, được sự hưởng ứng của các giám
mục Guatémala và Bolivie, công bố một bản thỉnh cầu, yêu cầu một “cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.