BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 660

Ngược lại, con số nhân viên các cơ quan hải quan (723), của kho bạc, an
ninh - cảnh sát, rất cao.
“Colons” (trong bản Pháp văn): cái danh từ chủng loại ấy, chỉ một cách
chưa thật đầy đủ lắm, những người châu Âu thu nhập nhờ kinh tế của đất
nước (những người trồng trọt, buôn bán, kỹ nghệ, nhân viên thương mại...)
Ngày 9/1/1968, trong một buổi phát thanh vô tuyến truyền hình Pháp nhằm
giới thiệu một cuốn sách mới về Georges Clémenceau, đề cập đến tính ưu
đẳng của chủng tộc da trắng trên các chủng tộc khác, được Jules Ferry ca
ngợi và chủ trương, nhà sử học kiêm ngoại giao, Philippe Erlanger, đã
tuyên bố rằng: “Clémenceau lật đổ Jules Ferry sớm đi một năm thì cuộc
chiến tranh hiện nay của Việt Nam [Pháp-Việt, 1945-1954] đã có thể tránh
được không xảy ra.”
Tuy chữ Nho và chữ Nôm rất phức tạp, việc học hành vẫn đi sâu vào tận
các làng mạc Việt Nam xa xôi hẻo lánh. Pierre Pasquier, đổng lý các cơ
quan dân sự Đông Dương (quan cai trị), rồi sau làm toàn quyền, với 37 năm
ở xứ này, đã viết: “Rất ít người thất học, kể cả trong nông thôn dân khổ sở
bất hạnh cũng vẫn có những người biết đọc, viết vài trăm chữ.” (P. Pasquier,
“Nước An Nam ngày xưa”, Paris 1907, trang 166) Một toàn quyền Đông
Dương khác, Lanessan (1891) có ghi: “Có rất ít nước, kể cả những nước
văn minh mà việc học được coi trọng cho bằng ở An Nam. Có thể nói
không một làng An Nam nào là không có trường học của nó.” (Lanessa,
“Đông Pháp, tìm hiểu về chính trị và hành chánh”, Paris, Alcan, 1889, trang
230) Lanessan có nói thêm: “Mỗi cuộc thi cử tại An Nam tập hợp đến
mười, mười hai nghìn thí sinh, để chọn ra khoảng 60 cử nhân và trên dưới
120 tú tài.” (Lanessan, “Đạo đức học của các nhà hiền triết Trung Quốc,
trích từ các sách vở cổ điển của Trung Quốc và An Nam”, Paris, Alcan,
1896, trang 5) Sau khi chế độ thuộc địa được thiếp lập tại Việt Nam, trong
thời kỳ Thế chiến I (1914-1918), các kỳ thi cử nhân và tiến sĩ bị bỏ, trước
tiên ở Bắc Bộ (1915) rồi ở Trung Quốc (1918) Rất lâu, trước khi người
Pháp đến, người Việt Nam đã có một nền học riêng và các trường đại học
riêng của mình. Thật vậy, cách đây trên 900 năm, năm 1070, thành Thăng
Long (tức Hà Nội ngày nay) đã chứng kiến hoạt động của trường đại học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.