LỜI GIỚI THIỆU
B
ạ
n đọc thân mến!
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân
nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa
cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc
về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố
trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử
không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi
mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với
nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo
nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm
năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà
Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung... vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không
ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của
đất nước.
Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển,
ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật,
điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững
chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần
thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp
thanh niên ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa
và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo