C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 216

không đáng kể, mà ngay một người Anh cũng không tránh được, vì chủ đề quá rộng lớn đòi
hỏi phải luận chứng toàn diện, nhất là trong khi ngay ở Anh cũng không có một tác phẩm
nào, như tác phẩm của tôi, đề cập đến tình cảnh của tất cả mọi người lao động. Nhưng tôi
không ngần ngại một chút nào mà thách thức giai cấp tư sản Anh: hãy vạch ra lấy một điều
không đúng, dù chỉ là một sự kiện duy nhất có ảnh hưởng đôi chút đến toàn bộ quan điểm
của tôi và chứng minh điều không đúng ấy bằng những tư liệu mà tôi đã dẫn ra.

Việc miêu tả cái hình thức điển hình của điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản ở vương

quốc Bri-ten có một tầm quan trọng lớn, đặc biệt là đối với nước Đức và chính vào lúc này.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Đức - hơn ở đâu hết - đã xuất phát từ những tiền
đề lý luận: chúng ta, những nhà lý luận người Đức, chúng ta còn hiểu biết quá ít về thế giới
hiện thực để cho những quan hệ hiện thực có thể trực tiếp thúc đẩy chúng ta khao khát cải tạo
cái "hiện thực xấu xa" ấy đi. Trong số những người hiện nay đang công khai ủng hộ những
cải cách như thế thì cơ hồ không có một ai là không thông qua Phoi-ơ-bắc mà rời bỏ triết học
của Hê-ghen để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Trong chúng ta, sự hiểu biết về điều kiện sống
thực tế của giai cấp vô sản kém đến nỗi ngay cả "Hội liên hiệp cải thiện tình cảnh của các
giai
cấp lao động", có thiện ý, trong đó giai cấp tư sản của chúng ta hiện nay đang xuyên tạc bừa
bãi vấn đề xã hội, cũng luôn luôn xuất phát từ những ý kiến lố lăng nhất và tầm thường nhất
về tình cảnh của những người lao động. Về vấn đề này, người Đức chúng ta thiếu những hiểu
biết thực tế hơn bất cứ người nào khác. Và tuy rằng điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản
Đức còn chưa đạt tới tính cách điển hình như ở Anh, nhưng về căn bản chúng ta vẫn có cùng
một chế độ xã hội, chế độ ấy, nếu như trí tuệ của dân tộc không kịp thời thi hành những biện
pháp tạo nên một cơ sở mới cho toàn bộ hệ thống xã hội thì sớm hoặc muộn thế nào cũng
phải đạt tới mức độ sâu sắc của nó như ở bên kia biển Bắc. Ở Đức cũng có những nguyên
nhân cơ bản đã tạo nên cảnh cùng khổ và bị áp bức của giai cấp vô sản như ở Anh và theo
thời gian những nguyên nhân ấy sẽ đưa đến những kết quả tương tự. Đồng thời, việc vạch
trần tai hoạ của người Anh sẽ thúc đẩy chúng ta vạch trần tai hoạ của người Đức chúng ta và
tạo nên được một cái thước tỷ lệ để đánh giá được quy mô của nó và mối nguy hiểm đã bộc
lộ trong những cuộc nổi dậy ở Bô-hêm và ở Xi-lê-đi

93

, mối nguy hiểm này đang đe doạ trực

tiếp sự yên ổn của nước Đức từ mặt ấy.

Để kết luận, tôi nêu thêm hai nhận xét nữa. Thứ nhất, tôi đã luôn luôn dùng danh từ

Mittelklasse theo nghĩa của tiếng Anh middle-class (hoặc như người ta thường dùng middle-
classes), để chỉ, cũng như tiếng Pháp bourgeoisie, giai cấp hữu sản tức là giai cấp có của,
khác với cái gọi là quý tộc, cái giai cấp ở Anh và Pháp thì trực tiếp nắm chính quyền, và ở
Đức thì gián tiếp nắm chính quyền dưới danh nghĩa "dư luận xã hội"

61

1*

. Cũng vậy, tôi

thường dùng những từ: người lao động hoặc công nhân (working men) và người vô sản, giai
cấp công nhân, giai cấp không có của, giai cấp vô sản như những từ đồng nghĩa. Thứ hai,
trong phần lớn lời trích dẫn, tôi đã nêu rõ tác giả thuộc đảng phái nào, bởi vì phái tự do hầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.