đầu lộ diện ở những cuộc họp ấy nữa) đã dự họp với sự hộ tống của một đội cảnh sát vũ trang
được điều từ Đuýt-xen-đoóc-phơ về bằng xe lửa. Đương nhiên là trong tình hình như vậy,
không có ai phát biểu cả: nhưng người đi họp cứ việc chén bít-tết và uống rượu vang, và
không đem lại cho cảnh sát một lý do nào để can thiệp cả.
Những biện pháp đó chỉ có lợi cho sự nghiệp của chúng ta: chúng thúc đẩy những người
còn chưa được nghe nói gì về vấn đề này quan tâm đến nó, vì chính phủ đã coi trọng nó như
vậy; và phần lớn những người đã tham gia tranh luận nhưng hoàn toàn không hiểu quan điểm
của chúng ta hoặc thậm chí còn có thái độ chế giễu, đã trở về nhà với tâm trạng tôn kính chủ
nghĩa cộng sản. Sự tôn kính ấy một phần là nhờ những đại biểu đáng kính của đảng chúng tôi
tại cuộc họp; hầu hết các gia đình danh giá và giàu có của thành phố đều có đại biểu là người
nhà hoặc họ hàng tham dự cùng ngồi chung với những người cộng sản bên một chiếc bàn ăn
rộng. Tóm lại, ảnh hưởng của những cuộc họp đó đối với dư luận của toàn khu công nghiệp
quả thực là tuyệt vời; mấy hôm sau người ta đã tìm đến những người phát biểu tán thành sự
nghiệp của chúng ta yêu cầu sách báo để qua đó có thể có được khái niệm về toàn bộ chế độ
cộng sản chủ nghĩa. Theo tôi biết không bao lâu nữa, một báo cáo đầy đủ về các cuộc hội
nghị sẽ được xuất bản.
Còn như sách báo cộng sản chủ nghĩa, thì về mặt này, hoạt động tuyên truyền đã được
triển khai rộng rãi. Quần chúng thực sự khao khát tin tức: họ đang ngốn tất cả những sách
mới nói về vấn đề này. Tiến sĩ Puýt-man đã xuất bản một văn tập trong đó
gồm có: tác phẩm đặc sắc của tiến sĩ Hét-xơ về những tai hoạ của xã hội hiện đại và những
biện pháp loại trừ chúng; một bài miêu tả tỉ mỉ tình trạng bần cùng của công nhân Xi-lê-xi,
có trình bày khái quát về cuộc khởi nghĩa nổ ra ở đây vào mùa xuân năm ngoái; một số bài
khác mô tả các chế độ xã hội ở Đức và sau hết là những bản tin về các khu cộng sản chủ
nghĩa ở châu Mỹ và khu "Hài hoà" do Ph. Ăng-ghen viết theo những bức thư của ông Phin-
chơ và theo một bài báo ký tên "Một trong những người theo sau chiếc cày"
1*
. Văn tập này
tuy bị chính phủ Phổ truy nã nhưng các nơi đã nhanh chóng tiêu thụ hết. Một số tạp chí ra
hàng tháng được sáng lập: "Tàu thuỷ Ve-xtơ-pha-li"
140
do Luy-ninh phát hành ở Bi-lơ-phen-
đơ, đăng những luận văn phổ thông về chủ nghĩa xã hội và những tin tức về tình cảnh của
người lao động: Tờ "Báo nhân dân khổ nhỏ" xuất bản ở Khuên
141
có xu hướng xã hội chủ
nghĩa rõ ràng hơn, và tờ "Gesellschaftsspiegel" ("Tấm gương xã hội") do tiến sĩ Hét-xơ xuất
bản ở En-bơ-phen-đơ, chuyên vạch trần những sự thật tiêu biểu cho tình trạng xã hội hiện
nay và bênh vực quyền lợi của các giai cấp lao động. Ngoài ra, tiến sĩ Puýt-man còn sáng lập
một tập san ra hàng quý "Rheinische Jahrbücher" ("Niên giám tỉnh Ranh") mà số đầu hiện
đang in và chẳng bao lâu nữa sẽ ra mắt bạn đọc.
Mặt khác, chúng tôi đã tuyên chiến với các nhà triết học Đức không chịu rút ra những kết
luận thực tế từ trong lý luận thuần tuý của mình cứ cho rằng người ta chỉ nên tư duy tư biện
về những vấn đề siêu hình. Mác và Ăng-ghen đã xuất bản một tác phẩm bác bỏ cặn kẽ những