sự nghèo khổ cũng bắt buộc công nhân phải bỏ tín ngưỡng là cái điều mà họ càng ngày càng
tin chắc chỉ có thể làm cho họ thành uỷ mị và yên phận, ngoan ngoãn phục tùng giai cấp có
của là kẻ đang vắt cạn nhựa sống của họ.
Như vậy là chúng ta thấy phong trào công nhân chia thành hai phái: phái xã hội chủ nghĩa
và phái Hiến chương. Phái Hiến chương lạc hậu hơn, ít phát triển hơn, nhưng họ là những
người vô sản chân chính, thực thụ, là đại biểu của giai cấp vô sản. Những người xã hội chủ
nghĩa nhìn xa hơn, đề ra những biện pháp thực tiễn để tiêu diệt nghèo khổ, nhưng họ có
nguồn gốc từ giai cấp tư sản, cho nên họ không thể hoà mình vào giai cấp công nhân được.
Sự hợp nhất giữa chủ nghĩa xã hội và phong trào Hiến chương, sự tái hiện của chủ nghĩa
cộng sản Pháp vận dụng trong hoàn cảnh của Anh là việc tất sẽ xảy ra trong tương lai gần
đây và đã chớm nở một phần rồi. Chỉ khi nào thực hiện được điểm ấy thì giai cấp công nhân
mới thật sự trở thành chủ nhân của nước Anh; đồng thời sự phát triển chính trị và xã hội sẽ
được đẩy mạnh và sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho cái chính đảng mới ra đời ấy, cho bước phát triển sau này ấy của phong
trào Hiến chương.
Những nhóm công nhân khác nhau ấy, khi hoà thành một dòng, khi đi riêng lẻ, - những
đoàn viên công liên, những người Hiến chương và những người xã hội chủ nghĩa -, tự bỏ tiền
ra lập rất nhiều trường học và phòng đọc sách để nâng cao trình độ trí thức của công nhân.
Trong mỗi tổ chức xã hội chủ nghĩa và hầu như trong mỗi tổ chức Hiến chương, cho đến cả
nhiều công liên theo ngành nghề riêng, đều có những cơ quan ấy. Ở đây trẻ con được tiếp thu
giáo dục thuần tuý vô sản, thoát khỏi mọi ảnh hưởng tư sản, và trong các phòng đọc sách báo
cũng chỉ có, hoặc hầu như chỉ có những sách báo vô sản. Giai cấp tư sản cho những cơ quan
như thế là rất nguy hiểm và đã loại trừ được ảnh hưởng của giai cấp vô sản tại một số cơ
quan tức là ở những "Mechanics'Institutions"
115
và biến chúng thành những cơ quan để
truyền bá trong công nhân những tri thức khoa học có lợi cho giai cấp tư sản. Ở đấy người ta
giảng dạy khoa học tự nhiên mà sự học tập làm cho công nhân thoát ly cuộc đấu tranh chống
giai cấp tư sản hoặc còn có thể khiến cho một số người đi vào phát minh để tăng thêm thu
nhập cho giai cấp tư sản. Nhưng đối với bản thân công nhân việc nghiên cứu thiên nhiên hiện
nay hoàn toàn chẳng có ích lợi gì, bởi vì trong thành phố lớn, nơi họ sinh sống, với ngày lao
động kéo rất dài thì không bao giờ họ nhìn thấy được thiên nhiên. Ở đấy người ta còn thuyết
giáo về kinh tế chính trị học lấy tự do cạnh tranh làm thần tượng; từ môn khoa học này công
nhân chỉ có thể rút ra kết luận duy nhất là điều hợp lý nhất đối với họ là cứ âm thầm nhẫn nại
chịu chết đói. Ở đấy người ta chỉ dạy công nhân cúi đầu, nhũn nhặn phục vụ chính trị và tôn
giáo thống trị, cho nên công nhân chỉ được nghe thuyết giáo về sự vâng lời, thụ động và yên
phận. Lẽ tự nhiên là quần chúng công nhân không muốn biết đến những trường học đó; họ
chỉ đến những phòng đọc sách vô sản và dự những cuộc thảo luận về những vấn đề có quan
hệ trực tiếp đến