CA DAO NHI ĐỒNG - Trang 77

Vừa êm vừa ấm lại ngờ bất trung.

67

21. Sừng-sững mà đứng cửa quan,
Giáo đâm không chết lòi gan ra ngoài.

68

22. Vừa bằng cái vung,
Vùng xuống ao,
Đào chẳng thấy,
Lấy chẳng được.

69

23. Vừa bằng thằng bé lên ba,
Thắt lưng con-cón chạy ra ngoài đồng.

70

VIII. NHỮNG BÀI HÁT TRẺ EM CỦA NAM-HƯƠNG

Tác giả Nam-Hương tên thật Bùi-Huy-Cường sinh năm Đinh-Dậu (1897) tại

Hà-nội, theo học ở trường Bưởi, rồi dạy ở trường tiểu học Bạch-Mai (Hà-nội).
Sau hiệp-định Genève ông ở lại miền Bắc. Nếu nay còn sống, ông đã 72 tuổi rồi.
Theo Vũ-Ngọc-Phan thì hai tập thơ ngụ ngôn « Gương Thế-Sự » (1920-1921)
của Nam-Hương có lẽ là những thơ ngụ ngôn ra đời sớm nhất ở nước ta, rất
được hoan nghinh trong một thời và đáng được mọi người biết hơn nữa.

71

Riêng soạn giả nghĩ rằng ông Nam-Hương quả đáng được mệnh danh là đệ

nhất thi sĩ của các em thiếu nhi. Những bài thơ ngụ ngôn hoặc những bài hát viết
cho trẻ em của ông thảy đều giản-dị, dễ hiểu, trong-sáng và hồn-hậu vô cùng.
Chưa có ai, ngoài ông, đã dành cả thi nghiệp của mình cho các thiếu nhi. Tiếc
thay vì chúng ta ít chú trọng đến sách đọc cho các em nhi đồng nên sách của ông
chỉ ấn hành có một thời, bán hết là thôi không tái bản nữa.

Chính Vũ-Ngọc-Phan đã phải ghi chú điểm nhận xét này từ năm 1942 : «

Tôi rất lấy làm tiếc rằng những tập thơ có tính cách giáo dục và trong sáng như
thế hiện nay trẻ con lại không có để đọc, vì từ lâu không còn thấy có thơ ngụ
ngôn của Nam Hương ở các hiệu sách Hà Thành »
.

Những bài sau đây của ông đều được trích dẫn ở tập Bài Hát Trẻ Con, Tứ-

Dân-Văn-Uyển, số 25, tháng 7, 1936.

Chúng ta sẽ còn nhắc đến ông ở tập Ngụ-Ngôn tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.