em phải cởi bỏ "găng tay trắng" khi làm việc, và chú ý mức độ thận trọng
khi đánh đập tù nhân. Thế là trong các nhà tù bắt đầu bố trí phòng riêng để
tra tấn tù nhân và phân công hạn chế một số nhân viên chuyên trách làm
việc đó.
Thiếu tướng An ninh P.A.Sudoplatov viết trong hồi ký rằng làm việc với
Ignatiev, ông thường xuyên ngạc nhiên về sự kém hiểu biết chuyên môn
của thủ trưởng.
Mỗi một tin tức tình báo đều được Bộ trưởng tiếp nhận như là sự phát
hiện ra châu Mỹ. Theo Sudoplatov, Ignatiev hoàn toàn không hợp với công
tác này. Ignatiev có nhiều kế hoạch phiêu lưu và đầy tham vọng. Chẳng hạn
như ông đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng A.Vassilevski thảo kế hoạch
đánh các căn cứ quân sự Mỹ và NATO, mà đòn đầu tiên dự kiến đánh vào
trụ sở bộ tham mưu NATO, hoặc kế hoạch ám sát những kẻ cầm đầu các
nhóm phản động lưu vong ở Đức và ở Pháp, để có thành tích vang dội báo
cáo với Stalin. Năm 1952 Ignatiev nảy ra sáng kiến ám sát A.F.Kerenski
nguyên là người đứng đầu Chính phủ lâm thời năm 1917 đang tập hợp một
tổ chức chống Bônsêvích ở hải ngoại.
Nhưng sau đó Trung ương quyết định thôi không tiến hành.
Ignatiev cũng đã thảo luận với các phó của mình kế hoạch ám sát lãnh tụ
Nam Tư I.B.Tito - người đã dám phản bác lại Stalin. Kế hoạch dự định giao
cho I R.Grigulevich - một tình báo Liên Xô làm Đại sứ của Costa Rica ở Ý
kiêm nhiệm Nam Tư - thực hiện. Nhưng kế hoạch cũng bị trên bác bỏ, vì bị
coi là mạo hiểm. Vì thế mà tính mạng của Tito và của cả Grigulevich đã
được cứu sống. Sau vụ này, Grigulevich trở về Matxcơva nghiên cứu khoa
học, viết được vài cuốn sách và được phong danh hiệu Viện sĩ thông tấn
Viện hàn lâm khoa học.
Tháng 10 năm 1952, Ignatiev được bầu vào Đoàn Chủ tịch Ban chấp
hành Trung ương Đảng. Trong số những người đứng đầu cơ quan An ninh
trước đó, chỉ có Beria là chiếm vị trí cao như thế trong bộ máy Đảng.
CA TỬ VONG CỦA A.JDANOV
Có một người nữ bác sĩ mà tên tuổi gắn với một vụ xcăng-đan lớn mà ý
nghĩa thực sự của nó cho đến tận hôm nay vẫn còn chưa rõ. Đó là Lidia