động. Về việc này, Serov và Đại sứ Liên Xô Andropov báo cáo về nước
như sau: "Chúng tôi cho rằng không nên nhân nhượng trong vấn đề này.
Thực tiễn cho thấy rằng một nhân nhượng nhỏ đối với bọn phản động tất sẽ
kéo theo những đòi hỏi mới của chúng".
Thứ trưởng Bộ Nội vụ M.Kholodkov đến biên giới để đón những người
Hungari bị bắt, báo cáo về Trung ương kết quả đón, nhưng báo cáo thêm
rằng đa số những người này không có giấy tờ tuỳ thân và không rõ bị bắt vì
tội gì, rằng có thể có nhiều trường hợp bắt không có sơ sở. Serov trả lời
rằng có một đơn vị Liên Xô đã bắt người "không có sự phối hợp với chúng
tôi".
Sau sự kiện ở Hungari, 26 quân nhân Liên Xô đã được phong danh hiệu
Anh hùng.
Đối với Serov, sự kiện này không ảnh hưởng gì đến việc thăng quan tiến
chức. Nhưng nó đã quyết định số phận của một người sau này sẽ trở thành
Chủ tịch của KGB mà lúc này đang làm Đại sứ ở Hungari. Đố là Yuri
Andropov.
LANDAO VÀ HỒI CUỐI CỦA "ĐỘI CẬN VỆ GIÀ"
Về các sự kiện tại Hungari, ở Liên Xô ít nhất có một người nghĩ hoàn
toàn khác với lãnh đạo Liên Xô. Đó là nhà vật lý lý thuyết Lev Davidovich
Landao, người sau này trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô và
được giải thưởng Nobel. Landao đã bị cơ quan An ninh lập hồ sơ theo dõi,
bị bắt một lần năm 1937 sau được thả ra vì quá giỏi. Landao hân hoan đón
chào cuộc nổi dậy ở Hungari, gọi đó là một cuộc "cách mạng", là khát vọng
của nhân dân vươn tới tự do. Ông khâm phục người Hungari đã là những
người "đầu tiên giáng một đòn vào tư tưởng phản Chúa", vào một hệ thống
mà ông coi là "phát xít".
Trong tháng ba năm 1957, nhân ngày mất của Stalin tại một số thành
phố, địa phương của Gruzia đã diễn ra những cuộc họp quần chúng bày tỏ
sự không tán thành với việc phê phán Stalin. Những biểu hiện tự do tư
tưởng trong xã hội đã làm tăng tâm lý chống Khruschov trong ban lãnh
đạo. Các đối thủ của Khruschov cho rằng việc phê phán Stalin là nguy
hiểm đối với chủ nghĩa xã hội, và cần phải chặn đứng. Và cuộc đấu tranh