sớm. Ông trở thành Bí thư Đoàn trường, tốt nghiệp phổ thông cũng xuất sắc
được thưởng Huy chương vàng và chiếc đồng hồ quả quýt. Ngồi ở trường
phổ thông, ông đã viết thư cho Stalin trình bày những kiến giải của mình về
vấn đề xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một nước riêng biệt, không chờ đợi
thắng lợi của cách mạng thế giới. Tuy chưa được Stalin trả lời trực tiếp,
nhưng báo có đăng câu trả lời của Stalin về vấn đề này cho một người có
tên khác, và cậu học sinh Shelepin như thế cũng rất hài lòng.
Tốt nghiệp phổ thông, anh lên Matxcơva thi đỗ vào trường Đại học Triết
- Văn - Sử - một trường đại học đầu ngành về khoa học xã hội và nhân văn.
Ở đây, anh cũng lại được bầu làm Bí thư Đoàn trường.
Tháng 10/1940, Shelepin tình nguyện đi bộ đội và tham gia cuộc chiến
tranh ngắn ngủi với Phần Lan.
Đúng lúc đó, Nhà nước ra quyết định học đại học phải trả tiền, chỉ trừ
những sinh viên xuất sắc thì được cấp học bổng. Khi Shelepin ở bộ đội về
học tiếp, bị nợ thi, không được xuất sắc nữa, nên không được học bổng.
Đang ngồi ở văn phòng Đoàn trường, thì Krasavchenko Bí thư Thành ủy
Matxcơva bước vào, sau khi nói chuyện và hỏi thăm, Krasavchenko đề xuất
đưa Shelepin về công tác ở Thành ủy, làm Trưởng ban Thể dục thể thao.
Cả nước biết đến tên Shelepin khi anh mới 24 tuổi.
Đấy là mùa thu năm 1941. Bí thư Thành đoàn Matxcơva Shelepin tuyển
mộ thanh niên xung phong tham gia các đội du kích hoạt động trong lòng
địch. Có một nữ sinh trường trung học số 201 ở Matxcơva đến đăng ký tình
nguyện tên là Zoia Kosmodemianskaia.
Shelepin lưỡng lự không nhận, và cảm thấy cô có vẻ rụt rè, yếu đuối,
nhưng cuối cùng cũng đồng ý nhận. Zoia đã bị quân Đức bắt và anh dũng
hy sinh tháng 12 năm 1941, trước khi chết đã xử sự hết sức can đảm. Zoia
Kosmodemianskaia được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Câu
chuyện về người nữ anh hùng trẻ tuổi đã trở thành đề tài của nhiều tác
phẩm yêu nước, trong đó có trường ca "Dôi-a" (Zoia) của Margarita Aliger
có nhắc đến "đồng chí Shelepin".
Năm 1942, Shelepin được tặng thưởng Huân chương "Sao Đỏ" về công
tác ở Thành ủy Matxcơva, sau đó được đề cử làm Bí thư Trung ương Đoàn