NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG CÔNG CUỘC NGHIÊN CỨU
Nhiều nghiên cứu về học thuyết của Freud thuộc đề tài tâm lý học bản
ngã đã được chúng tôi đề cập qua bốn cuộc thảo luận trước đây. Nói chung,
bất kỳ một nghiên cứu trên bình diện rộng nào tập trung vào vấn đề phát
triển của những chức năng bản ngã và sự biểu lộ những tiến trình bản ngã
đều là những nghiên cứu thật thích đáng. Theo nghĩa rộng, những nghiên
cứu về tâm lý học nhận thức trong những năm gần đây hoàn toàn tương
đồng với tâm lý học bản ngã của Hartmann.
Công trình nghiên cứu của René Spitz là một ví dụ điển hình về việc
nghiên cứu đang vượt ra ngoài kích cỡ và có đóng góp cho học thuyết bản
ngã. Ông vừa là điều tra viên đồng thời cũng là một nhà lý luận. Ông rất
quan tâm đến việc nghiên cứu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển
và hoạt động của một bản ngã bình thường. Ông tập trung chủ yếu vào mối
quan hệ mẹ – con và những ảnh hưởng của mối quan hệ này đến sự phát
triển của bản ngã. Ông tiến hành nghiên cứu trên những đứa trẻ sơ sinh ở
bệnh viện và so sánh những đứa trẻ được nuôi ở nhà với những đứa con
được nuôi ở các vườn trẻ, trại mồ côi (Spitz 1945, 1946, 1950). Từ nghiên
cứu những sự thay đổi ở từng mức độ phát triển thông qua việc sử dụng
những mẫu ứng xử thành công, ông nhận thấy rằng những đứa trẻ bị tách
khỏi người mẹ thường bộc lộ những triệu chứng giảm khả năng biểu đạt,
như việc thể hiện cảm xúc ngạc nhiên không đầy đủ, thụ động, việc gia
tăng hành vi thủ dâm, và một vẻ mặt buồn, luôn sợ sệt một điều gì đó. Một
hình thức nghiêm trọng nhất về vấn đề này là giảm khả năng phát âm, làm
mất hết khả năng của trẻ, gây ra một hội chứng mà Spitz gọi là “mắc bệnh
do nằm viện”.
Spitz giải thích những kết quả nghiên cứu của ông chủ yếu theo quan
điểm phân tích bản ngã. Quan điểm này chỉ ra rằng những cơ chế bản ngã
tự trị có vào lúc mới sinh, nó đòi hỏi sự phát triển bình thường, trải qua
những tương tác trong mối quan hệ mẹ – con đang tiếp diễn. Người mẹ
cung cấp cho đứa con sự hỗ trợ cơ bản về mặt cảm xúc và đóng vai trò như
là một bản ngã phụ bên ngoài của trẻ. Bà đưa ra rào cản kích thích sơ đẳng