Các động cơ nguyên nhân và hậu quả
Khi xem xét các vấn đề thật sự tồn tại trong học thuyết nhân cách, chúng
ta lưu ý rằng, một số triết gia như Freud đã đặt các yếu tố động cơ chính
trong quá khứ của cá nhân (động cơ nguyên nhân). Trong khi những người
khác nhấn mạnh đến một phương pháp tiếp cận được định hướng đến tương
lai, phấn đấu để đạt mục tiêu (động cơ cứu cánh). Lúc bắt đầu, Jung thừa
nhận động cơ nguyên nhân chủ yếu bao hàm các nguyên mẫu được thừa kế
và các phức cảm được phát triển, nó kết cấu các khuôn mẫu hành vi và vừa
hoạt hóa, vừa hướng dẫn hành vi. Cá nhân bị đẩy theo những hướng riêng
biệt bằng các nhân tố của quá khứ cá nhân. Tuy nhiên, Jung cũng đã mặc
nhiên công nhận một động cơ hậu quả, bao gồm sự phấn đấu để đạt tính
đồng nhất và các quan niệm có liên quan về sự tự thể hiện đầy đủ tiềm năng
của bản thân, cá thể hóa, hoạt động siêu nghiệm, và cá tính.