HỌC THUYẾT PHÂN TÍCH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH
THỰC NGHIỆM
Phần lớn các học thuyết phân tích xã hội quan trọng không được trình
bày trong một bối cảnh thực nghiệm, có đó ảnh hưởng đến những nghiên
cứu trong tâm lý học xã hội. Tức là, các nhà tâm lý học xã hội tham gia
nghiên cứu ở những lĩnh vực khác nhau cũng như cuộc nghiên cứu xã hội
học nào đó lại bị ảnh hưởng về phương diện lịch sử từ sự nhấn mạnh về văn
hóa xã hội đã có trong các học thuyết phân tích xã hội. Chúng ta có thể đưa
ra một số thí dụ về các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể được khơi dậy bởi các
triết gia phân tích xã hội.
Chúng ta đã lưu ý là học thuyết của Adler khơi dậy sự nghiên cứu đáng
kể về hiệu quả của thứ tự sinh đẻ, dù những khám phá có phần nào mâu
thuẫn và gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. Ảnh hưởng thứ hai
của Adler là những nghiên cứu có liên quan đến cảm giác về sự thấp kém
hơn. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu này đã không kiểm chứng trực tiếp các
giả thuyết của Adler. Trong một lĩnh vực khác, lối sống đã được nghiên cứu
chủ yếu thông qua những cuộc nghiên cứu về hoàn cảnh và cố gắng mở
rộng phát triển thêm nữa khái niệm này (Ansbacher 1967).
Phương pháp nghiên cứu của Sullivan gồm sự áp dụng có hệ thống
phương pháp nghiên cứu hoàn cảnh. Ông xem nhà trị liệu vừa là người
quan sát, vừa là người tham dự thu nhập các dữ kiện về từng thân chủ,
nhưng cũng đóng góp vào các dữ kiện đó qua việc liên quan đến tình huống
liên ngôi vị. Dù ông thừa nhận rõ ràng là bằng cách ấy nhà điều rị có thể
thiên về dữ kiện, nhưng Sullivan không cố gắng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác để kiểm chứng học thuyết của mình.
Carson đã rút ra nhiều điều từ chứng cớ thực nghiệm hơn các triết gia xã
hội trước kia. Ông trình bày và xét duyệt lại bằng chứng thực nghiệm như
là một phần cơ sở cho học thuyết của mình, rất thú vị và bổ ích) Carson
1969).