ĐÁNH GIÁ
Các triết gia phân tích xã hội có đóng góp đang chú ý là đề cao ảnh
hưởng của những biến đổi văn hóa xã hội trong sự phát triển nhân cách.
Adler, Horney, Fromm, Sullivan, và nhiều triết gia liên ngôi vị gần đây
hơn, đã hoàn toàn hợp nhất nhiều khái niệm xã hội khác nhau vào các
khuôn khổ phân tâm học cơ bản một cách có hệ thống. Adler đã mô tả bản
chất xã hội bẩm sinh của con người. Horney nói riêng đã đề cập đến gia
đình và ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển cá nhân. Fromm tập
trung vào bản chất của xã hội khi nó định hình nhân cách cá nhân. Và
Sullivan tập trung vào các quan hệ liên ngôi vị kép.
Dù họ đã có sự đóng góp rất thực tế vào lĩnh vực này, những các triết gia
phân tích xã hội vẫn thường bị chỉ trích về một số điểm. Họ bị một số nhà
phê bình chê trách về việc phát biểu những học thuyết xã hội vốn tiếp tục
có quá nhiều khái niệm sinh học và họ bị những người khác chê trách về
việc xa rời khỏi các khái niệm sinh học đọc đáo của Freud.
Một lời phê bình đanh thép hơn là, các học thuyết phân tích mới thực sự
không độc đáo lắm. mỗi triết gia dựa vào quá nhiều các triết gia khác, chủ
yếu là Freud và trong trường hợp Fromm là Marx, chỉ thêm một vài khái
niệm vào các hệ thống học thuyết đã được phát triển rồi. Dù có thể đúng là
học thuyết phân tích xã hội sẽ không được phát triển nếu học thuyết phân
tâm học của Freud không đến trước các học thuyết phân tích xã hội này
như là một sự kích thích. Rõ ràng, mỗi nhà phân tích xã hội đã thêm một sự
phong phú đáng kể nào đó về các khái niệm xã hội vào sự trình bày phân
tâm học đầu tiên. Dù các học thuyết này không độc đáo như chúng có thể,
nhưng chúng cũng không phải là sự diễn đạt lại một cách nói đơn giản
phương pháp của Freud.
Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi về nguồn gốc của các học thuyết phân
tích xã hội. Thứ nhất, lưu ý rằng, đây là các học thuyết được phát triển mà
không có lợi ích của bất kỳ cơ sở kinh nghiệm quan trọng nào. Dù mỗi triết
gia quan sát từng bệnh nhân trong khi chữa bệnh và ít nhất một số kết luận