LỰC LƯỢNG THỨ BA
Dù Maslow là người đề xuất ý kiến chính trong phong trào hiện tượng
học – chủ nghĩa nhân văn, nhưng học thuyết của ông không phải là học
thuyết về nhân cách vì nó không mặc nhiên công nhận cấu trúc nhân cách
cụ thể. Thay vào đó, học thuyết của ông chủ yếu xử lý những lực lượng
kích động cá nhân, các yếu tố trong sự phát triển và hoạt động của nhân
cách làm cho cá nhân con người trở thành duy nhất. Nói tóm lại, học thuyết
của Maslow là học thuyết về động lực con người.
Như học thuyết của Rogers, Maslow (1968b) cho rằng học thuyết của
ông đại diện cho ba lực lượng quan trọng gần đây nhất phổ biến trong tâm
lý học. Lực lượng đầu tiên trong ba lực lượng này là trường phái hành vi
(thuộc chủ nghĩa thực dụng, khách quan) lấy các ngành khoa học làm mẫu
như vật lý học, hóa học và địa chất học vốn chủ yếu xử lý các vật thể. Lực
lượng thứ hai, phương pháp tiếp cận của Freud, tham khảo Freud và những
người theo các khái niệm, các phương pháp tổng quát của ông. Theo quan
niệm của Darwin, trường phái của Freud xem cá nhân chỉ là con vật, có thể
không có đặc điểm nào là con người duy nhất.
Cả quan niệm hành vi lẫn quan niệm của Freud đều đặt động lực con
người lên trên hết hay một cách riêng biệt trong một tập hợp các nhu cầu
khiếm khuyết. Trong khi mặc nhiên công nhận cơ sở sinh học cho các nhu
cầu của con người, lực lượng thứ ba của Maslow, cách mạng chủ nghĩa
nhân văn, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các nhu cầu “cao hơn”. Nói
chung, các nhu cầu cao hơn là những nhu cầu hoạt động không chỉ đề
phòng bệnh tật mà còn thúc đẩy sự tiến bộ và sự phát triển thêm nữa của cá
nhân. Chúng nâng cao cũng như duy trì hoạt động của con người.