Lịch củng cố
Trong điều kiện có hiệu lực, củng cố thực nghiệm có thể được đưa ra
một cách liên tục để chim bồ câu hay con chuột củng cố mỗi lần nó đưa ra
phản ứng. Dù sự củng cố liên tục xảy ra trong việc phát triển các hành vi
trong xã hội con người, nhưng vẫn có tình huống thông thường hơn, đó là
sự củng cố không liên tục hay gián đoạn, trong đó cá nhân không bị củng
cố khi mọi phản ứng xảy ra đúng. Ferster và Skinner (1957) nhận biết hai
cơ sở quan trọng cho sự củng cố gián đoạn. Cơ sở thứ nhất là lịch tỷ lệ
trong đó sự phát ra củng cố chỉ tùy thuộc vào số phản ứng đúng do đối
tượng phát ra. Thay vào đó, củng cố được phát ra cho mọi phản ứng, lịch tỷ
lệ phát ra củng cố cho mọi phản ứng thứ ba, hay thứ năm, hay thứ mười,
hay theo một tỷ lệ khác nào đó, tùy thuộc vào mục đích của thí nghiệm
(Hình 8-1). Có hai loại lịch tỷ lệ. Loại thứ nhất là lịch tỷ lệ cố định (FR)
trong đó sự củng cố được phát ra một cách nhất định theo cùng tỷ lệ của
các tác nhân củng cố đối với những phản ứng có hiệu lực. Ví dụ tỷ lệ là 1:3
có nghĩa là một củng cố được phát ra cho mỗi ba phản ứng do đối tượng
đưa ra.
Hình 8-1: Củng cố xảy ra ngẫu nhiên
Khoảng thời gian
Tỷ lệ
Cố định Khoảng thời gian cố định (FI) Tỷ lệ cố định (FR)
Thay đổi Khoảng thời gian thay đổi (VI) Tỷ lệ thay đổi (VR)
Khoảng thời gian: Thời gian từ sự củng cố trước
Tỷ lệ: Số phản ứng
Cố định: thời kỳ hay số thời gian không thay đổi
Thay đổi: thời kỳ hay số thời gian thay đổi.
Một lịch được ghi rõ là FR20 sẽ chỉ có nghĩa là một củng cố được đưa ra
cho mỗi 20 phản ứng được phát ra. Lịch thứ hai là lịch tỷ lệ thay đổi (VR)
trong đó người thí nghiệm thay đổi một cách ngẫu nhiên tỷ lệ củng cố đối
với các phản ứng. Mức độ thay đổi ngẫu nhiên xoay quanh một tỷ lệ trung
bình nào đó và thường được ấn định giữa các giới hạn xác định nào đó.