Tự do và phẩm giá
Một số người đã tranh luận rằng, các trình tự của Skinner có thể thiết lập
sự kiểm soát hành vi quá độ đến nỗi có lý do để lo âu về tự do của cá nhân.
Skinner (1971) lập luận, sự tự do là một ảo tưởng nằm trong niềm tin của
các cá nhân và xã hội mà con người phải chịu trách nhiệm về việc gây ra
những hành động của chính mình, những hành động có chủ tâm. Trên thực
tế, những lời buộc tội đó tạo thành sự quy kết của một phẩm chất hầu như
có sức lôi cuốn đối với nguyên nhân của hành vi con người. Yếu tố để một
người quyết định làm việc X không chỉ ra được lý do thực sự tại sao họ làm
điều đó. Điều gì khiến cho họ quyết định? Câu trả lời của Skinner là chính
phần lớn lịch sử củng cố của con người đã đưa đến quyết định.
Tương tự, thuyết hành vi đã được giao cho nhiệm vụ giảm bớt phẩm giá
của con người bằng cách nhấn mạnh rằng những thay đổi của môi trường
kiểm soát hành vi con người. Ví dụ, chúng ta thích tin rằng công việc của
một họa sĩ “sáng tạo” vĩ đại phải chịu sự điều khiển bởi quyết tâm của y,
trong khi đó, lập trường hành vi công nhận có sự liên kết giữa các kích
thích của môi trường với lịch sử của sự củng cố.
Quan điểm tổng quát hơn của Skinner là, các phương thức nghiên cứu
hành vi tấn công vào sự tự do và phẩm giá của con người dẫn đến kìm hãm
thực sự các nghiên cứu khoa học mở rộng về hành vi. Tuy nhiên, trên thực
tế, mục đích của nhà theo thuyết hành vi không phải là giảm bớt phẩm giá
của con người mà là hiểu biết nó và không phải kiểm soát hành vi bằng
cách thay đổi con người mà là thay đổi thế giới xung quanh họ.
Sử dụng phương thức nghiên cứu có hiệu lực cơ bản này, Skinner (1972)
đã đề nghị xa hơn là kỹ thuật kiểm soát hành vi có thể được áp dụng một
cách có hệ thống để cải thiện tình trạng xã hội. Ông lập luận là việc sử
dụng các kỹ thuật có hiệu lực có thể làm cho tốc độ tiến hóa xã hội tăng
nhanh hơn, dẫn đến cải thiện xã hội lâu dài. Ý tưởng của ông chắc chắn gặp
được sự ủng hộ nào đó trong phong trào hành vi, nhưng Nolan (1974) và