CÁC PHƯƠNG THỨC NGHIÊN CỨU DỰA THEO KINH
NGHIỆM
Một khối lượng nghiên cứu khá lớn có thể quy cho phương thức nghiên
cứu của Skinner được chứng thực bằng sự thành lập các tập san đặc biệt
dành hết cho việc công bố sự nghiên cứu từ phái luận điểm có hiệu lực.
“Tiếng nói” của những người Mỹ theo thuyết hành vi gồm Tập san Phân
tích Hành vi Thực nghiệm (JEAB), và Tập san Phân tích Hành vi ứng
dụng.
Phương pháp nghiên cứu được Skinner tán thành phù hợp với đề nghị
cho rằng tâm lý học phải là một ngành khoa học tham dự vào việc phân tích
chức năng của sinh vật để quyết định các điều kiện cụ thể, có thể quan sát
trực tiếp được. Các điều kiện này kiểm soát hành vi. Ngành khoa học về
hành vi của Skinner có mục đích cơ bản là đem lại sự kiểm soát trực tiếp
các hành vi cụ thể ở từng đối tượng, từ đó thiết lập mối quan hệ nhân quả,
mối quan hệ này trở thành cơ sở cho các quy luật khoa học. Như bất kỳ
ngành khoa học nào khác, ngành khoa học về hành vi phải tiến triển từ chỗ
tương đối đơn giản tới chỗ phức tạp hơn, do đó quyết định một cơ sở liên
tục tới một mức độ mà các quy luật khám phá ở một giai đoạn hay một mức
độ phức tạp tương xứng cho các quy luật kế tiếp (Skinner 1953). Kết quả
là, thuyết hành vi có hiệu lực đã nghiên cứu cả hai hành vi vừa đơn giản
vừa phức tạp ở cả con vật lẫn con người. Nó đã tiến triển từ sự xác định
hiệu quả đầu tiên của các lịch củng cố đơn giản tới sự hiểu biết về các hành
vi thuộc bệnh học tâm lý và hành vi xã hội loài người phức tạp hơn. Do đó,
nghiên cứu đi từ phòng thí nghiệm động vật tới bệnh viện tâm thần và từ sự
huấn luyện chim bồ câu làm công cụ hướng dẫn tên lửa tới sự thay đổi hành
vi thuộc chứng nhiễu tâm ở con người.
Trong suốt nghiên cứu này, các điểm nhấn mạnh có tính khoa học đã tập
trung vào hai điểm quan trọng của Skinner. Điểm thứ nhất, một phương
pháp khoa học thực sự có thể tập trung vào hành vi của cá nhân đối tượng,
nghiên cứu sâu sắc hành vi đó, và xác định cụ thể bản chất và phạm vi của
các ảnh hưởng khác nhau lên hành vi riêng biệt đang được nghiên cứu. Vì